Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?

bởi Hương Giang
Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành nghề rất phổ biến trong thời gian gần đây. Người kinh doanh ngành nghề này cần phải nắm rõ các quy định pháp luật liên quan để việc kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. Tại bài viết sau đây của Luật sư X sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản, Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản, cùng các quy định liên quan. Mời bạn cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

– Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi. Cụ thể:

Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:

+ Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định.

Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):

+ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

– Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động.

– Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

– Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là bao lâu?

Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản được quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản, theo đó:

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.

Liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:

Thu hồi Giấy chứng nhận:

– Giấy chứng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38 Luật Thủy sản hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận;

– Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thì có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận;

– Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ cơ sở điều kiện nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?

Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

– Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Cơ quan nhận hồ sơ: cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

– Hình thức nộp hồ sơ:

+ nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

+ nộp qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 3: kiểm tra thực tế và cấp Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

– Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh sẽ cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hệ thống hóa đơn điện tử … Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là gì?

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã không ngừng phát triển tại Việt Nam cũng như toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất trên thế giới. Với lợi thế là một quốc gia ven biển, ngành nuôi trồng thủy sản trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và góp phần giúp cải thiện cuộc sống cho người nông dân vùng biển. Các điều kiện kinh doanh nuôi trồng thủy sản luôn là vấn đề mà người nuôi trồng quan tâm đầu tiên khi tham gia vào hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.  Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản được sử dụng khá phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa to lớn trong thực tiễn

Thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?

Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản bao gồm:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
– Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm