Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

bởi Gia Vượng
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trong bối cảnh ngày nay diễn ra ngày càng phổ biến. Điều này phản ánh sự gia tăng trong mối quan tâm đối với giá trị của thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp và cá nhân hiểu rõ rằng một thương hiệu mạnh mẽ có thể mang lại lợi nhuận lớn và sự thịnh vượng trong thị trường cạnh tranh. Do đó, việc mua bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và tài chính của họ. Vậy Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Điều kiện cần đáp ứng để được chuyển nhượng nhãn hiệu

Sự tăng cường trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu thể hiện sự nhận thức về giá trị của thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế hiện đại. Điều này cũng thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong việc quản lý và bảo vệ nhãn hiệu, giúp thương hiệu phát triển và mở rộng cơ hội kinh doanh. Điều kiện cần đáp ứng để được chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

  • Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
  • Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại trùng với nhãn hiệu chuyển nhượng thì phải thực hiện thay đổi tên thương mại trước khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu để tránh xung đột quyền với bên nhận chuyển nhượng.
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu năm 2023

Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có thể diễn ra thông qua nhiều hình thức, bao gồm bán quyền sở hữu hoặc đặt cọc cho việc sử dụng nhãn hiệu. Việc này thường đi kèm với việc ký kết các hợp đồng và giao dịch pháp lý để đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của các bên. Quá trình này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo quá trình chuyển nhượng diễn ra một cách trơn tru và hợp pháp.

Tại khoản 9 điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và được bổ sung bởi khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có quy định về hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu như sau:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư Thông tư 16/2016;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

h) Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây:

(i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(ii) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những bước nào?

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trong bối cảnh ngày nay diễn ra ngày càng nhiều và đang trở thành một phần quan trọng trong cách doanh nghiệp và cá nhân quản lý tài sản và thương hiệu của họ. Điều này phản ánh sự gia tăng trong mối quan tâm đối với giá trị của thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm như sau:

– Người nộp hồ đơn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như vừa nêu nộp tại Cục sở hữu trí tuệ (hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh). Ngoài ra, người nộp đơn còn có thể nộp trực tuyến tại trang Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

– Thời gian thẩm định: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót)

– Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệ. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc văn bằng bảo hộ nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho người nộp đơn.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Các doanh nghiệp đã nhận ra rằng một thương hiệu mạnh mẽ không chỉ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng mà còn có thể mang lại lợi nhuận lớn và sự thịnh vượng trong thị trường cạnh tranh. Thương hiệu không chỉ là logo hay tên gọi, mà nó còn kết hợp giữa giá trị, uy tín, và sự khác biệt độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, việc mua bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và tài chính của họ.

Theo quy định tại Điều 140 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cần phải có những nội dung chủ yếu sau:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

– Căn cứ chuyển nhượng;

– Giá chuyển nhượng;

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi với sự biến đổi trong môi trường kinh doanh mà còn tạo ra cơ hội phát triển mới. Điều này không chỉ thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong việc quản lý và bảo vệ nhãn hiệu mà còn giúp thương hiệu mở rộng cơ hội kinh doanh và thâm nhập vào các thị trường mới.

Căn cứ quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức phí, lệ phí đối với các thủ tục liên quan đến sở hữu công nghiệp thì khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có thể đống các loại phí, lệ phí sau:       

– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH

– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/VBBH

– Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH

– Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng NH (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/VBBH

Tham khảo thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu?

Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo:
Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Có thể thực hiện tách đơn đăng ký nhãn hiệu được không?

Chủ đơn có tất cả các quyền đối với nhãn nhiệu của mình. Do đó, người nộp đơn có thể yêu cầu thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình; hoặc thông qua tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp thay mình thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm