Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế mới năm 2023

bởi Hoàng Yến
Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế mới năm 2023

Sáng chế là quá trình tạo ra một giải pháp mới, ý tưởng sáng tạo hoặc thiết kế mới trong lĩnh vực công nghiệp hoặc khoa học. Sáng chế có thể liên quan đến việc phát minh một sản phẩm hoặc quy trình mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hoặc tạo ra một giải pháp sáng tạo cho một vấn đề cụ thể. Để đảm bảo quyền lợi cho người sáng chế và có căn cứ cơ sở tránh hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quy định cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký sáng chế. Sau đây, LSX cung cấp đến quý đọc giả những vấn đề pháp lý về đăng ký sáng chế và mẫu tờ khai đăng ký sáng chế mới năm 2023. Mời quý đọc giả đón theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để đăng ký sáng chế là gì?

Đăng ký sáng chế là quá trình đăng ký bảo hộ cho một phát minh, một sản phẩm, hoặc một công nghệ mới. Quá trình này giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người đăng ký và ngăn chặn người khác sao chép, sử dụng hoặc bán sản phẩm đó mà không có sự cho phép. Do đó, cá nhân, tổ chức doang nghiệp cần thực hiện việc đăng ký những phải đảm bảo những điều kiện được đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật. Dưới đây là nội dung điều kiện để đăng ký sáng chế LSX cung cấp như sau:

Theo quy định tại Điều 58 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ. Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì doanh nghiệp tư nhân cần chú ý đối tượng đăng ký phải đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn là:

Thứ nhất, có tính mới: tức là sáng chế chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Thứ hai, có trình độ sáng tạo: căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng

Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp: nội dung sáng chế có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.

Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân muốn được bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì đối tượng đăng ký không phải là hiểu biết thông thường và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế mới năm 2023

Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế mới năm 2023

Yêu cầu với tờ khai đăng ký sáng chế

Tờ khai đăng ký sáng chế là một biểu mẫu hoặc một hồ sơ chi tiết mô tả về phát minh, sản phẩm hoặc công nghệ mà người đăng ký muốn bảo hộ. Tờ khai này cung cấp thông tin về tính chất, đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng và độ mới của phát minh đó. Nó cũng yêu cầu các thông tin về người đăng ký, người liên hệ và các tài liệu liên quan khác. Tờ khai đăng ký sáng chế là một phần quan trọng trong quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế.

Tờ khai đăng ký sáng chế được hiểu là mẫu tờ khai số 01-SC Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chủ sở hữu phải điền đầy đủ thông tin sáng chế muốn yêu cầu được cấp văn bằng bằng bảo hộ vào tờ khai theo quy định. Tờ khai sẽ bao gồm thông tin về sáng chế và thông tin về chủ sở hữu.

Khi tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế thì bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải sử dụng loại tờ khai theo mẫu đã quy định này. Nếu các trường hợp không sử dụng tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế đúng như quy định thì hồ sơ sẽ bị từ chối do không hợp lệ sau khi tiến hành thẩm định hình thức. Để tránh những trường hợp đơn không hợp lệ khi tiến hành đăng ký do lỗi của tờ khai thì tốt nhất các cá nhân, tổ chức có nhu cầu nên điều thông tin đầy đủ và chính xác.

Người nộp đơn phải điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp trong Tờ khai.

Tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong tờ khai, người nộp đơn cần nêu chỉ số phân loại giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ theo Bảng phân loại quốc tế về sáng chế (theo Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế) mới nhất được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (phân loại đầy đủ, bao gồm phần, lớp, phân lớp, nhóm (nhóm chính hoặc nhóm phụ)). Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.

Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế mới năm 2023

Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế có thể khác nhau tùy theo quốc gia và tổ chức đăng ký sáng chế. Mỗi quốc gia có thể có các biểu mẫu và yêu cầu khác nhau cho việc đăng ký sáng chế. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam thì mẫu tờ khai đăng ký sáng chế được soạn thảo như thế nào? Dưới đây là mẫu tờ khai đăng ký sáng chế được LSX cập nhật mới nhất, chuẩn xác theo quy định pháp luật hiện hành năm 2023. Mời quý đọc giả tham khảo và tải ngay mẫu văn bản miễn phí.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [34.24 KB]

Hướng dẫn điền tờ khai đơn đăng ký sáng chế chính xác

Hướng dẫn điền tờ khai đơn đăng ký sáng chế chính xác nhằm giúp bạn hoàn thành quy trình đăng ký sáng chế một cách hiệu quả và đảm bảo tính hợp pháp của đơn đăng ký của bạn. Việc điền đúng và đầy đủ thông tin vào tờ khai đơn đăng ký sáng chế là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xem xét và duyệt đơn đăng ký. Do đó, để điền tờ khai đơn đăng ký sáng chế chính xác theo đúng quy định pháp luật. Mời quý đọc giả theo dõi thông tin chi tiết bên dưới.

Mẫu đơn đăng ký sáng chế bao gồm các nội dung chính gồm: Nguồn gốc đơn, tên sáng chế, thông tin về chủ đơn (đại diện của chủ đơn), tác giả, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế, yêu cầu thẩm định nội dung, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, phí và lệ phí, các tài liệu có trong đơn và cam kết của chủ đơn.

Mẫu đơn đăng ký sáng chế bao gồm các nội dung chính gồm: Nguồn gốc đơn, tên sáng chế, thông tin về chủ đơn (đại diện của chủ đơn), tác giả, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế, yêu cầu thẩm định nội dung, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, phí và lệ phí, các tài liệu có trong đơn và cam kết của chủ đơn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế mới năm 2023. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Thừa kế đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế gồm gì?

– Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung (02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền);
– Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần: phần mô tả; yêu cầu bảo hộ sáng chế; hình vẽ/sơ đồ (nếu có);
– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký;
– Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đăng ký.

Nơi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế ở đâu?

Cơ quan duy nhất tại Việt nam tiếp nhận hồ sơ đăng ký sáng chế, xem xét hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
(Địa chỉ: số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chủ sở hữu đăng ký sáng chế có thể lựa nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các địa chỉ nêu trên bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Đối với các tổ chức/cá nhân/công ty nước ngoài và không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, khi tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế bắt buộc phải ủy quyền cho Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký.

Thời hạn bảo hộ sáng chế bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 93 Luật SHTT, thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm