Những năm gần đây, đặc khu, hay còn có tên gọi đầy đủ là đặc khu kinh tế là một cụm từ đang gây sốt và rất được quan tâm, người dân thường chỉ hiểu chung chung rằng đặc khu kinh tế sẽ nằm ngoài biển nhưng ít ai biết đến khái niệm rõ ràng về cụm từ này. Trong một khu kinh tế tự do bao gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v… Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đặc khu kinh tế là gì” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đơn vị hành chính đặc biệt 2017
Khái niệm đặc khu kinh tế
Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về đặc khu kinh tế, tuy nhiên, đối với câu trả lời cho đặc khu kinh tế là gì, quý độc giả có thể hiểu một cách ngắn gọn: Đặc khu kinh tế, hay khu kinh tế đặc biệt (SEZ) là một khu vực được luật kinh doanh và thương mại khác với phần còn lại của đất nước. Các SEZ nằm trong biên giới quốc gia và mục tiêu bao gồm tăng cán cân thương mại, việc làm, tăng đầu tư, tạo việc làm và quản trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, để khuyến khích các doanh nghiệp thành lập trong khu vực, các chính sách tài chính được đưa ra, những chính sách này thường bao gồm như: đầu tư, thuế, giao dịch, hạn ngạch, hải quan và quy định lao động. Ngoài ra, các công ty có thể được cung cấp các ngày lễ thuế, khi thành lập chính họ trong một khu vực, họ được cấp một khoảng thời gian đánh thuế thấp hơn.
Những vấn đề cơ bản trong dự thảo luật đặc khu kinh tế
Mặc dù chưa được thông qua, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn luật đặc khu kinh tế là gì, ta có thể khái quát các vấn đề cơ bản được quy định tại dự thảo luật đặc khu kinh tế. Theo đó, dự thảo Luật đặc khu kinh tế được chia thành 5 chương tương ứng với các vấn đề cụ thể:
Chương I: những quy định chung
Chương II: quy hoạch đặc khu
Chương III: Cơ chế chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế – xã hội tại đặc khu
Chương IV: tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của nhà nước ở đặc khu
Chương V: nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh đối với đặc khu
Nhìn chung, xung quanh vấn đề về Luật đặc khu kinh tế ở nước ta còn nhiều tranh luận, vì vậy cho đến hiện nay, dự thảo luật này vẫn chưa được thông qua. Cụ thể:
- Dự thảo Luật Đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ học thứ 4 (tháng 10/2017), được tiếp thu chỉnh lí và trình tiếp vào kì họp thứ 5.
- Tuy nhiên, ngày 9 tháng 6 năm 2018, Chính phủ Việt Nam thông báo đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam lùi việc thông qua Dự án Luật Đặc khu sang kì họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 (tháng 10.2018) để có thêm thời gian nghiên cứu.
- Ngày 11 tháng 6 năm 2018, Quốc hội cho ý kiến về việc rút nội dung biểu quyết thông qua Dự án Luật Đặc khu, kết quả biểu quyết 423 đại biểu tán thành rút trong tổng số 432 đại biểu tham gia biểu quyết
Một số loại đặc khu kinh tế điển hình
Cảng tự do và khu mậu dịch tự do
Cảng tự do là một cảng mà ở đó tất cả hoặc hầu hết các hàng hóa nước ngoài có thể xuất, nhập vào cảng mà không phải chịu bất cứ một loại thuế nào. Các cảng tự do thường có điều kiện bến bãi và vị trí thuận lợi, mục tiêu phát triển và chức năng hoạt động của nó kết hợp chặt chẽ với vai trò tập trung, giải tán của bản thân các cảng khẩu, nhằm thu hút và khuyến khích hàng hóa nước ngoài thực hiện chuyển khẩu qua nó. Hiện nay các cảng tự do như Hamburg ở Đức, Copenhagen của Đan Mạch, Dunkerque của Pháp, Singapore hay đặc khu hành chính Hồng Kong của Trung Quốc đều là những cảng tự do nổi tiếng của thế giới.
Khu mậu dịch tự do là hình thái phát triển cao hơn của cảng tự do, vì thế, về cơ bản nó giống với cảng tự do, nhưng phạm vi hoạt động của nó mở rộng đến các vùng lận cận.
Khu mậu dịch tự do thông thường được chia làm hai loại: Loại thứ nhất bao gồm cả hải cảng và thành phố cảng, mà Hồng Kong là một ví dụ cụ thể. Loại thứ hai chỉ gồm hải cảng hoặc một bộ phận của thành phố cảng, có người gọi đó là “khu cảng tự do”, ví dụ như khu mậu dịch tự do Hamburg của Đức. Khu này là một bộ phận của thành phố Hamburg, diện tích của nó chỉ khoảng 5,6 dặm vuông.
Khu miễn thuế
Khu miễn thuế còn được gọi là Kho miễn thuế, là khu vực và kho bãi đặc biệt do hải quan lập ra hoặc được hải quan cho phép thành lập. Hàng hóa từ nước ngoài có thể xuất và nhập vào khu miễn thuế mà không phải nộp thuế.
Ngoài ra, các thương nhân còn có thể tiến hành lưu kho, sửa chữa, phân loại, triển lãm, gia công và chế tạo đối với hàng hóa của mình ngay trong khu. Tuy nhiên, khi hàng hóa từ khu miễn thuế vào thị trường trong nước thì cũng phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu. Ở các nước tư bản chủ nghĩa như Nhật, Hà Lan, khu miễn thuế đóng vai trò tương tự như cảng tự do và khu mậu dịch tự do, chỉ khác ở chỗ phạm vi địa lý của nó tương đối nhỏ.
Khu gia công xuất khẩu
Khu gia công xuất khẩu là hình thức mới của đặc khu kinh tế, được xây dựng và phát triển tại một số nước và khu vực đang phát triển trong giai đoạn thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX. Khu gia công xuất khẩu chính là hình thức kết hợp giữa khu mậu dịch tự do và khu công nghiệp, vì vậy, nó là đặc khu kinh tế công nghiệp – mậu dịch, mang đủ cả hai chức năng sản xuất công nghiệp và mậu dịch xuất khẩu. Mục đích chủ yếu của nước chủ nhà khi xây dựng khu gia công xuất khẩu là thu hút đầu tư nước ngoài, nhập thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng công nghiệp gia công xuất khẩu, tăng thu ngoại tê, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực theo xu hướng “hướng ra bên ngoài”.
Khu công nghiệp khoa học
Khu công nghiệp khoa học hay còn gọi là Khu khoa học công nghiệp, Khu công nghiệp nghiên cứu khoa học hay Khu công nghệ cao. Mục đích của việc thành lập mô hình đặc khu kinh tế này là đẩy nhanh việc nghiên cứu kỹ thuật mới và những thành quả ứng dụng của nó, phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hóa nền công nghiệp của khu vực hoặc của quốc gia, đồng thời phục vụ cho mục đích khai thác mở rộng thị trường quốc tế. Một số khu công nghiệp cao có ảnh hưởng lớn trên thế giới là Khu công nghiệp Cambridge của Anh, Khu công nghiệp Tân Trúc của Đài Loan – Trung Quốc.
Khu biên giới tự do và khu quá cảnh
Khu biên giới tự don còn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được xây dựng trên một khu đất thuộc một thành phố hoặc tỉnh nào đó. Dựa trên những biện pháp ưu đãi của khu mậu dịch tự do và khu gia công xuất khẩu, trong khu biên giới tự do cũng thi hành việc giảm thuế hoặc miễn thuế đối với những máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng sử dụng trong khu nhằm thu hút đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Không giống với khu gia công xuất khẩu, hàng hóa nước ngoài sau khi được gia công chế tạo thì được sử dụng ngay trong khu biên giới tự do, chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ. Vì vậy, mục đích của việc xây dựng khu biên giới tự do là thu hút đầu tư phát triển kinh tế của vùng biên giới. Tuy nhiên có một số quốc gia đã quy định thời hạn được ưu đãi hoặc dần dần rút lại những ưu đãi đó, thậm chí là xóa bỏ khu biên giới tự do sau khi năng lực sản xuất ở các vùng biên giới đã phát triển. Chính vì lý do này mà hình thức khu biên giới tự do ít được ứng dụng tại các nước.
Khu quá cảnh hay còn gọi là Khu mậu dịch trung chuyển, là một số cảng biển, cảng sông hoặc thành phố biên giới do một số nước ven biển xây dựng trên cơ sở các hiệp định song phương để làm nơi trung chuyển tự do cho hàng hóa quá cảnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với các chế độ ưu đãi như: đơn giản hóa các thủ tục hải quan khi quá cảnh, miễn thuế hoặc chỉ thu một khoản phí quá cảnh rất nhỏ.
Đặc khu kinh tế tổng hợp
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển của tài chính mậu dịch quốc tế và giao lưu kinh tế kỹ thuật quốc tế, đặc khu kinh tế đã xuất hiện xu thế phát triển theo hướng tổng hợp. Một số đặc điểm cơ bản của đặc khu kinh tế tổng hợp là: quy mô lớn, phạm vi kinh doanh rộng, là khu vực kinh tế đặc biệt nhiều ngành nghề, đa chức năng. Đặc khu kinh tế loại này không chỉ chú trọng công nghiệp xuất khẩu và ngoại thương, mà đồng thời nó còn chú trọng đến các ngành nông- lâm- ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và một số ngành khác.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Khai thuế theo từng lần phát sinh đối với cá nhân kinh doanh
- Chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh là bao nhiêu
- Quy định về khung giá đất ở tại nông thôn năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Đặc khu kinh tế là gì”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến kết hôn với người nước ngoài… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong những năm gần đây Việt Nam có dự kiến xây dựng ba đặc khu kinh tế đó là:
– Đặc khu kinh tế Vân Đồn;
– Đặc khu kinh tế Phú Quốc;
– Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong.
Ba đặc khu kinh tế được nhà nước chú trọng và quan tầm từ 20 năm trước. Với kỳ vọng lớn lao, đây cũng là những bước thí điểm đầu tiên mang lại đột phá cho ngành công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu đãi của đặc khu kinh tế cũng có những khó khăn. Vậy khó khăn của đặc khu kinh tế là gì, cụ thể như:
– Tạo môi trường không bình đẳng cho các khu công nghiệp trong nước;
– Tạo hệ lụy không mong muốn đối với môi trường và các chuản mực môi trường;
– Huy động nguồn vốn để xây dựng cở sở hạ tầng là không nhỏ;
– Phân mảnh môi trường pháp quy, tạo hiệu ứng nghịch mang lại bất lợi ví dụ như việc phụ thuộc quá mức vào các ưu đãi thuế.
Chính vì những khó khăn này, cùng với hệ thống pháp luật nước ta chưa có sự đồng nhât nên dự thảo Luật đặc khu kinh tế của Việt Nam được tạm dừng vào năm 2018. Cùng với đó là các hạng mục hỗ xây dựng cơ sở hạ tầng tại 3 địa điểm trên đã được phê duyệt tạm dừng hoạt động.
Các đặc khu kinh tế thường có vị trí chiến lược, có điều kiện phát triển về giao thông, gắn liền với các cảng biển, các cảng hàng không quốc tế…Các nước, quốc gia trên thế giới thành lập các đặc khu kinh tế luôn có những chính sách đặc biệt – đặc quyền để tạo ra giá trị lợi ích tối đa trong việc tăng trưởng nền kinh tế khu vực.
Môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Miễn giảm thuế
Quy chế lỏng
Chính sách linh hoạt về lao động
Điều kiện sống tốt, môi trường sống hiện đại
Dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ thương mại đạt chuẩn quốc tế
Cơ sở hạ tầng hiện đại
Diện tích tối thiểu là 100 km²
Vị trí địa lý chiến lược
Thị trường tiêu dùng lớn
Có nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Có cảng biển, cảng hàng không quốc tế
Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế