Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè ra sao đúng

bởi Hà Trang

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Lan . Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Biển quảng cáo là gì? Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè? Quảng cáo ngoài trời trên màn hình chuyên quảng cáo? Mong được luật sư giải đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :

Căn cứ pháp lý

Luật Quảng cáo năm 2012

Biển quảng cáo là gì?

Biển quảng cáo có tên tiếng Anh là “Signboard”. Nó là một loại bảng đồ họa gồm nhiều quy cách, chất liệu đa dạng. Thực hiện với mục đích hiển thị thông tin cho một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

Có rất nhiều loại biển hiệu quảng cáo. Nó bao gồm các loại như biển quảng cáo ngoài trời, làm biển quảng cáo đèn led, bảng quảng cáo điện tử, biển quảng cáo mica chữ nổi, biển quảng cáo inox, biển quảng cáo hộp đèn, … Và nó có thể tùy biến nội dung để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè

– Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chắn ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

– Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.

– Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:

+ Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang.

+ Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.

Quảng cáo ngoài trời trên màn hình chuyên quảng cáo

Căn cứ điều 28 Luật quảng cáo năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 về quy định của biển bảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo:

1. Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật quảng cáo năm 2012, quy định của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.

2. Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh (trường hợp khác được sử dụng âm thanh thì tuân theo quy định của pháp luật về môi trường).

Quảng cáo ngoài trời với biển hiệu quảng cáo

Căn cứ Điều 34 Luật quảng cáo năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 thì biển quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:

 Biển hiệu phải có các nội dung:

– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Địa chỉ, điện thoại.

 Chữ viết trên biển hiệu

Chữ viết phải tuân thủ Điều 18 Luật quảng cáo năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 cụ thể: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt trừ các trường hợp dưới đây:

– Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt.

Ví dụ: Biển hiệu của quán trà sữa DING TEA, shop thời trang TOKYOLIFE

– Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

– Chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

– Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chức nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt, khi phát thanh trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe, nhìn phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

Hiện nay trên thực tế nhiều biển hiệu quảng cáo lạm dụng chữ nước ngoài mà không có đặt chữ tiếng Việt bên dưới hoặc có nhưng nhỏ hơn chữ nước ngoài rất nhiều:

Ví dụ: EXQUISITE Home Decor& Gifts, MACCAX CJIEIIIX…

Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè
Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè

Kích thước biển hiệu

– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.

– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Thế nào là treo biển quảng cáo sai quy định?

Trước khi tìm hiểu về các mức xử phạt khi treo biển quảng cáo sai quy định, ta cần hiểu về những trường hợp được coi là sai phạm ở đây. Các lỗi vi phạm phổ biến khi treo, lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu bao gồm:

  • Nội dung biển quảng cáo sai quy định (chữ viết, thông tin,…).
  • Kích thước biển quảng cáo.
  • Vị trí đặt biển quảng cáo sai quy định (khu vực cấm, che lối thoát hiểm, lấn ra lòng đường, vỉa hè…).
  • Không xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo, không thông báo sản phẩm quảng cáo.

Biển quảng cáo sai quy định tùy vào mức độ mà có 2 trường hợp xử lý là:

  • Xử lý vi phạm hành chính về biển hiệu, biển quảng cáo.
  • Yêu cầu tháo dỡ, khôi phục nguyên trạng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về đặt biển quảng cáo trên vỉa hè“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Giấy phép sàn thương mại điện tử, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo trên báo chí

Theo quy định của Luật Báo chí thì Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử (Khoản 6, Điều 3).
Báo điện tử và các loại hình báo chí khác được đăng, phát quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định của Luật Báo chí và quy định của pháp luật về quảng cáo (Điều 44 Luật Báo chí).

Quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo trực tuyến

Về việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến, tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý đối với tổ chức và cá nhân. Theo đó, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự. Cá nhân có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Ngày 29/3/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thay thế cho Nghị định số 158/2013/NĐ-CP. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Không cho tắt quảng cáo trên báo phạt như thế nào?

Điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021 quy định, phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng nếu thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định trên báo điện tử và trang thông tin điện tử quá 1,5 giây.

Tức là đồng nghĩa với việc cho phép người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo (skip ad) trong 1,5 giây. Quy định này đang gây ra những ý kiến trái chiều trong những ngày gần đây.

Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng điều này không mới, trước đây, đã được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quảng cáo năm 2012 “Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây”.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 158/2013/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi “thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây”.
Như vậy, quy định này đã có từ

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm