Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì?

bởi
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Chủ thể thực hiện hành vi này bị xử phạt như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

Luật Cạnh tranh 2018;

Nghị định 71/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

Tại Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh Tranh 2018 định nghĩa:

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Đặc điểm nhận biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

  • Vì mục đích cạnh tranh;

  • Nhằm vào đối thủ cạnh tranh hiện hữu (cụ thể);

  • Vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp;

  • Đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh, và thông qua đó tìm cách tạo cho mình những mối lợi hoặc thế mạnh bất chính.

Hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh phải đáp ứng được đồng thời nhiều yếu tố. Trong đó, tác động làm tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối thủ trên thị trường liên quan là yếu tố cơ bản nhất.

  1. Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Căn cứ vào Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 thì chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm mục đích lợi nhuận. Chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp đều có thể là chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

  1. Cấu thành hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh vi phạm điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018: “ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;”

a. Đối tượng tác động trực tiếp của hành vi:

Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng tác động gián tiếp là các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

b. Hành vi vi phạm:

Là hành vi đưa thông tin sai lệch gây nhầm lẫn về các thông tin liên quan đến xuất xứ, chất lượng, công dụng,… của sản phẩm. Quảng cáo gây nhầm lẫn là việc đưa ra các thông tin có thể không hoàn toàn sai lệch so với thực tế nhưng lại không đầy đủ, không rõ ràng làm cho khách hàng hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

c. Về việc gây thiệt hại của hành vi:

Dựa vào các thông tin quảng cáo, người tiêu dùng sẽ đem so sánh với các sản phẩm tương tự của công ty khác, cùng loại sản phẩm mà hai nơi sản xuất khác nhau, hay giá thành, chất lượng… khác nhau. Việc quảng cáo gian dối dẫn đến việc người mua lầm tưởng mà bỏ qua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, gây thiệt hại cho họ.

  1. Về chế tài áp dụng cho quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Căn cứ vào Nghị định 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh xử phạt như sau:

“Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

  1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
  2. Ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.”

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn! Tham khảo nhiều hơn tại https://lsx.vn/

Câu hỏi thường gặp

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.

Được quảng cáo trên những phương tiện nào?

Phương tiện quảng cáo
Phương tiện quảng cáo là công cụ để giới thiệu sản phẩm quảng cáo. Phương tiện quảng cáo gồm (Điều 106 Luật Thương mại 2005, Điều 17 Luật Quảng cáo 2012):
Báo chí.
Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
Phương tiện giao thông.
Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo. 
Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo là gì?

Các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng và hoạt động quảng cáo nói chung được quy định tại Điều 109 Luật Thương mại và Điều 8 Luật Quảng cáo 2012. Cụ thể là cấm:
Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo.
Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm