Việt Nam ta có địa hình thuận lợi để phát triển giao thông, vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển. Cách thức để có thể vận chuyển thông qua đường biển chỉ có thể dùng tàu để có thể di chuyển. Khi sử dụng tàu biển chủ sở hữu tàu cần phải lưu ý phải đặt tên cho con tàu và việc đặt tên này phải dựa trên những nguyên tắc của pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định về đặt tên cho tàu biển Việt Nam” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định về đặt tên cho tàu biển Việt Nam
Tàu biển là loại phương tiện giao thông vận tải đường thủy nếu như muốn di chuyển trên biển của lãnh thổ thì chủ sở hữu loại phương tiện đặc biệt này cần phải thực hiện hoạt động đặt tên cũng như đăng ký với cơ quan Nhà nước trong việc tàu biển có tham gia vào hoạt động trên biển.
“Điều 21. Đặt tên tàu biển Việt Nam
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
2. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
3. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Đăng ký tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật Việt Nam đã quy định những điều luật rất cụ thể về những nội dung có liên quan đến vấn đề đăng ký tàu biển tại nước ta. Để có thể thực hiện việc đăng ký tàu biển một cách thuận lợi thì các tàu biển này cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật hàng hải Việt Nam hiện hành đưa ra.
Việc đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng thời thì để tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện mà những điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam đã được quy định rất cụ thể tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải 2015 sau đây:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng của tàu biển;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.”
Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển Việt Nam năm 2023
Việc pháp luật nước ta có quy định rõ ràng trong đặt tên tàu biển ở Việt Nam hướng tới mục đích để quản lý và kiểm soát được hoạt động của tàu thuyền của chính chính nước ta cũng như như tàu thuyền của các nước khác đi qua vùng biển lãnh thổ Việt Nam đang có hoạt động trên vùng biển của Việt Nam. Bên cạnh đó việc thực hiện đăng ký đặt tên cho tàu để kiểm soát số lượng tàu thuyền cũng như tình hình phát triển trong quá trình hoạt động khai thác ngoài biển.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển như sau:
“Điều 8. Đặt tên tàu biển
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:
a) Tờ khai chấp thuận đặt tên tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).”
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP bao gồm:
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b, c, d khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 8 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:
b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).”
Theo đó, để đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển thì chủ tàu biển cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Tờ khai chấp thuận đặt tên tàu biển
– Bản sao có chứng thực hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
– Bản sao có chứng thực giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với chủ tàu là tổ chức nước ngoài;
– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với chủ tài là cá nhân.
Trình tự thủ tục chấp thuận đặt tên tàu biển chi tiết
Việc thực hiện trình tự thủ tục chấp thuận đặt tên tàu biển được rất nhiều chủ sở hữu tàu của Việt Nam quan tâm. Dựa theo quy định của pháp luật hiện nay thì chủ tàu họ có quyền tự đặt tên cho chiếc phương tiện của mình, nhưng khi muốn sử dụng chiếc tên đó thì người chủ cần phải có được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Quy trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển Việt Nam quy định tại Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Đặt tên tàu biển
1. Tên tàu biển do chủ tàu tự đặt và phù hợp với các quy định tại Điều 21 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:
a) Tờ khai chấp thuận đặt tên tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức thích hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.”
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP bao gồm:
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b, c, d khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 8 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:
b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;””
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức thích hợp khác.( khoản 3 Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP)
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định.( khoản 5 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP)
+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. (điểm b, khoản 4, Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP).
Bước 3: Trả kết quả
+ Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.(điểm c, khoản 4 Điều 8 Nghị định 171/2016/NĐ-CP).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ đăng ký tàu cá năm 2023 bao gồm những gì?
- Điều kiện về sang mạn xăng dầu trên biển năm 2023
- Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm online năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về đặt tên cho tàu biển Việt Nam” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên đệm Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển. Sau 02 ngày làm việc, cơ quan đăng ký tàu biển sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Tại Điều 39 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về đăng ký thế chấp tàu biển như sau:
“Điều 39. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.
4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.“
Như vậy, việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản bao gồm tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu; tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp và số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
Lưu ý: việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.