Quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản

bởi Nga Nguyen1
quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản

Để tránh những sự kiện bất ngờ không thể lường trước được xảy đối với tài sản; và những lợi ích có liên quan đến tài sản; thì người mua bảo hiểm hoàn toàn có thể chuyển dịch rủi ro này sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Với việc tham gia vào giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản; người mua bảo hiểm có thể chủ động hơn về tài chính; do được đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm đền bù khi có thiệt hại xảy ra. Vậy hợp đồng bảo hiểm có những quy định gì? hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật kinh doanh bảo hiểm 2019.

Nội dung tư vấn

Các doanh nghiệp hiện nay đang tiến hành kinh doanh bảo hiểm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; với nhiều loại hình kinh doanh bảo đa dạng và phong phú. Hoạt động tạo ra sự an toàn về tài chính cho người mua bảo hiểm; với những rủi ro và tai nạn có thể xảy ra mà không thể lường trước được.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

Ta có thể hiểu định nghĩa về hợp đồng bảo hiẻm tài sản như sau:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng ký kết giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó xuất hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên. Doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm; khi có tổn thất xảy ra với tài sản được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; còn bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo đúng thoả thuận của hợp đồng giao kết.

Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Từ khái niệm, ta có thể rút ra một số đặc điểm như sau:

  • Việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm; cũng đồng thời là giải quyết hậu quả của rủi ro mà các bên đã thỏa thuận trước trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; thì các bên không chắc chắn sự chính xác về sự kiện bảo hiểm có xảy ra hay không; và có hậu quả nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng; phụ thuộc vào yếu tố may rủi.
  • Cũng giống như hợp đồng bảo hiểm con người; thì đây cũng là hợp đồng bảo hiểm mang tính chuyển dịch rủi ro từ người mua bảo hiểm sang cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản; được xác định trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019 như sau:

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền; giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Số tiền bảo hiểm theo quy định

Theo quy định thì số tiền bảo hiểm; là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.

Căn cứ bồi thường của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản bồi thường dựa trên những cơ sở luật định như sau:

  • Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm; tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế; trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
  • Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm; trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Ngoài số tiền bồi thường; doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết; hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu; để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Hình thức bồi thường

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

-Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

-Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

-Trả tiền bồi thường.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được; về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

Trong trường hợp bồi thường theo việc sửa chữa tài sản bị thiệt hại và thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm; thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm; không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường; thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm; trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là phần trình bày của Luật sư X; rất mong bài viết hữu ích với bạn đọc trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan; hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi vui lòng liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị là gì?

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm; tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm; không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị là gì?

Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng; trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết; doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm trùng là gi?

Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì xử lý như thế nào?

Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất; thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập; thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

4/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm