Quy định về hợp đồng bảo hiểm con người

bởi Nga Nguyen1
Quy định về hợp đồng bảo hiểm con người

Với mục đích nhằm giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra bất ngờ mà không thể đoán trước được; để có thêm nguồn tài chính ổn định cuộc sống,…. Doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm con người để có thể hạn chế các rủi ro đó. Vậy hợp đồng bảo hiểm con người được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu qua bài viêt dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật kinh doanh bảo hiểm 2019.

Nội dung tư vấn

Hợp đồng bảo hiểm con người là gì?

Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng bảo hiểm, mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng; sức khoẻ và tai nạn con người. Nó có sự giới hạn trách nhiệm đối với doanh nghiệp bảo hiểm; chỉ phải trả một khoản tiền cao nhất trong mọi trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra cho người mua bảo hiểm.

Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm con người

  • Thời hạn hợp đồng thường dài hạn.
  • Hợp đồng bảo hiểm con người là loại hợp đồng thanh toán có định mức. Định mức ở đây là khoản tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm  thanh toán cho người thụ hưởng là số tiền bảo hiểm thảo thuận theo hợp đồng. Thường thì các doanh nghiệp bảo hiểm thường đã có định mức sẵn từng loại; để người tham gia dễ dàng lựa chọn, và đưa ra ý kiến có đồng ý giao kết hợp đồng hay không.
  • Là hợp đồng mang tính tiết kiệm (thường là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ).  Người mua bảo hiểm đóng phí cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng những khoản tiền nhỏ; cho tới khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hay đến hết hạn hợp đồng mà không có sự kiện bảo hiểm xảy ra; thì người thụ hưởng sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể giống như tiền gửi tiết kiệm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền khởi kiện bên mua bảo hiểm; trong trường hợp người mua bảo hiểm không đóng phí hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn tiền.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

Theo luật kinh doanh bảo hiểm thì đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người như sau:

1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng; sức khoẻ và tai nạn con người.

2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

a) Bản thân bên mua bảo hiểm.

b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Căn cứ trả tiền bảo hiểm con người

Căn cứ để trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người; đối với người mua bảo hiểm được quy định cụ thể trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019 như sau:

Căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm; và theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Những trường hợp không trả tiền bảo hiểm

Những trường hợp sau, doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm:

  • Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm; kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
  • Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm; hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
  • Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Luật sư X về vấn đề “Quy định về hợp đồng bảo hiểm con người“; rất mong bài viết hữu ích với bạn đọc trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Nếu có thắc mắc về các vấn đề có liên quan; hoặc có nhu cầu sử sụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi vui lòng liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trong trường hợp người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người mua bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng không?

Câu trả lời là có. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019 quy định thì trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm, hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiện hay không?

Câu trả lời là không.
Đây là một trong những đặc điểm khác biệt của hợp đồng bảo hiểm với các hợp đồng kinh tế thông thường. Thì trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền kiện người mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Có được giao kết hợp đồng bảo hểm con người cho trường hợp chết của người đang mắc bệnh tâm thần không?

Câu trả lời là không.
Căn cứ theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 thi đối với trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết, không được giao kết hợp đồng của người đang mắc bệnh tâm thần.

Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người dưới 18 tuổi không?

Câu trả lời là vẫn có thể giao kết trong trường chết của người dưới 18 tuổi nếu trong trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm