Hợp đồng bảo hiểm là gì?

bởi Nga Nguyen1
Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm hiện nay đang là một dịch vụ phát triển mạnh mẽ và thể hiện được vai trò của mình trong trong đời sống xã hội. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giúp bạn quản lý các rủi ro ngẫu nhiên, hoặc tổn thất có thể xảy ra. Vì vậy để được bảo hiểm về các rủi ro trong tương lai, giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hình thành nên hợp đồng bảo hiểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan. Vậy hợp đồng bảo hiểm là gì? hãy cùng Luật sư X làm rõ qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật Kinh doanh bảo hiểm

Nội dung tư vấn

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm

Từ hợp đồng bảo hiểm là gì? ta có thể rút ra một số đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm là:

-Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ: quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia.

-Hợp đồng may rủi: sự thoả thuận thanh toán không cân bằng;

-Hợp đồng gia nhập: do hợp đồng được soạn sẵn từ trước và theo mẫu nhất định;

-Hợp đồng chuyển dịch rủi ro: với những sự cố không lường trước được dịch chuyển sang doanh nghiệp bảo hiểm.

-Hợp đồng dịch vụ có bồi thường: Là doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ; và người mua bảo hiểm được bồi thường theo quy định khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Nội dung bảo hiểm phải bao gồm các nội dung như sau:

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
  • Đối tượng bảo hiểm;
  • Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
  • Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
  • Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
  • Thời hạn bảo hiểm;
  • Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
  • Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
  • Các quy định giải quyết tranh chấp;
  • Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Hình thức hợp đồng bảo hiểm là gì?

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm quy định bằng văn bản.

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Giải thích hợp đồng bảo hiểm

Do doanh nghiệp bảo hiểm lập hợp đồng và hiểu rõ hợp đồng hơn người mua bảo hiểm. Nên trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.

Các trường hợp liên quan hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu; được tiến hành thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiẻm sẽ chấm dứt trong các trường hợp quy định như sau:

  • Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
  • Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
  • Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong trường hợp này sẽ dẫn tới hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Lưu ý, mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Trong những trường hợp cần thiết, người mua bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm; chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm; về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó; trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.

Mời bạn đọc xem thêm

Liên hệ Luật sư X!

Trên đây là bài viết của Luật sư X về “Hợp đồng bảo hiểm là gì?“. Rất mong bài viết hữu ích với bạn đọc!

Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan cần giải đáp hoặc có nhu cầu về dịch vụ doanh nghiệp; dịch vụ pháp lý khác vui lòng liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm nào phát sinh trách nhiệm bảo hiểm?

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh trong những trường hợp sau đây:
-Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
-Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kêt, trong đó có thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm.
-Có bằng chứng về việc hợp đồng đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.

Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường là bao lâu?

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm thì thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là 1 năm; kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm là bao lâu?

Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp không có thoả thuận thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm