Quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

bởi TranQuynhTrang
Quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản

Với đời sống xã hội hiện nay, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao do đó số lượng người tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều. Khi tham gia vào các loại bảo hiểm mục đích để xử lý các biến cố hoặc rủi ro không mong muốn đối với bản thân hay tài sản của các chủ thể. Vậy quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

Hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản theo quy định cụ thể tại Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu là một loại văn bản thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm tài sản sẽ có trách nhiệm cần phải đóng một khoản tiền nhất định còn được gọi là phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải trả tiền bảo hiểm cho các chủ thể là người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro với tài sản đã được mua bảo hiểm. Đối tượng tài sản được bảo hiểm trên thực tế bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản khác theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, hiểu đơn giản thì hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bán bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm sẽ có trách nhiệm phải đóng phí bảo hiểm hoặc là một khoản tiền để chi trả cho việc mua bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.

Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, khi thực hiện giao kết hợp đồng thì các bên xác định ngay được giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tài sản theo quy định pháp luật được định nghĩa là giá trị thực tế của tài sản ở thời điểm tham gia bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm tài sản cũng chính là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là số tiền người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó và được bảo hiểm chấp nhận theo quy định cụ thể tại Điều 41 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Căn cứ theo quy định tại điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản
Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản

2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Căn cứ theo quy định này thì ta thấy, Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được hiểu về quyền và nghĩa vụ của hơp dồng bảo hiểm trên giá trị cụ thể như sau:

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.

Căn cứ theo quy định tại điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng bảo hiểm trùng.

Căn cứ theo quy định tại điều 44 Hợp đồng bảo hiểm trùng Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, tìm hiểu về sổ xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

–  Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
 Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
– Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Các hình thức bồ thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản như thế nào?

– Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
– Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản có đặc điểm gì?

– Thời hạn hợp đồng khoảng một năm trở xuống. Ngay sau khi hết hạn hợp đồng, bên tham gia bảo hiểm có thể tái tục bảo hiểm, có nghĩa là kí tiếp một thời hạn tiếp theo. 
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản là loại hợp đồng bồi thường và mức giới hạn bồi thường cao nhất là số tiền bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm. 
– Trong quá trình thực hợp đồng, nếu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn bồi thường cho bên tham gia bảo hiểm, nhưng bên tham gia phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận cho doanh nghiệp bảo hiểm. 
– Trong thời hạn hợp đồng hai bên phối hợp thực hiện các qui định về an toàn cho tài sản được bảo hiểm như: phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động và những qui định khác của pháp luật. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm