Mua bán hàng hóa là hoạt động cơ bản của kinh doanh giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên thế giới. Khi các bên mua bán hàng hóa với nhau sẽ hình thành một loại hợp đồng gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào? hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa rất đa dạng, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và phổ biến trong hoạt động thương mại của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Hợp đồng mua bán hàng hóa là nội dung không thể thiếu trong hoạt động thương mại. Vì vậy, khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa, các chủ thể cần tìm hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật để việc thực hiện hợp đồng được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự hỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.”
Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.
Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, nghĩa là mỗi bên trong quan hệ mua bán hàng hóa đều chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ của mình đối với bên kia và có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đó. Theo đó trong hợp đồng mua bán hàng hóa có hai nghĩa vụ chính có quan hệ mật thiết với nhau: nghĩa vụ của người bán giao hàng cho người mua và nghĩa vụ của người mua thanh toán tiền hàng cho người bán”
Nội dung cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- Chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng cần nêu chi tiết thông tin của các chủ thể để xác định chủ thể của hợp đồng, các chủ thể đó đống vai trò gì trong hợp đồng mua bán
- Đối với hợp đồng có tham gia của bên thứ 3 (bên bảo lãnh) thì cần xác định rõ thông tin và vai trò của các bên này trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Giá mua bán hàng hóa: Giá mua bán được phép tự do thỏa thuận, ngoại trừ thỏa thuận mức giá quá cao gấp 10, 20 lần giá bán hàng hóa thông thường thì căn cứ giá cao, hay thấp không là yếu tố cho thấy sự cưỡng ép, ép buộc trong kinh doanh để làm căn cứ hủy bỏ hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
- Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.
- Thời điểm giao nhận: Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình mua bán để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao hàng theo quy định của hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
- Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao hàng hóa của hợp đồng.
- Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng giao kết khi bên đề nghị nhận được sự đồng ý giao kết hợp đồng. Quá trình giao kết hợp đồng diễn ra theo hai giai đoạn, tức là giai đoạn giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, quá trình này có thể là một quá trình thương lượng và thỏa thuận lặp đi lặp lại. Do đó, bên đưa ra đề nghị ban đầu có thể trở thành bên chịu trách nhiệm chấp nhận đề nghị cuối cùng. Một hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có những thời điểm giao kết khác nhau mà thời điểm này đã được pháp luật quy định rõ tại bộ luật dân sự. Theo Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời điểm giao dịch dân sự được giao kết như sau:
- Đối với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản.
- Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
- Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung hợp đồng.
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới bản mẫu đơn ly hôn thuận tình. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Về nguyên tắc hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ khi giao kết hợp đồng. Trong trương hợp có sự thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác thì hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm đó.
Vi dụ: Hợp đồng có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày hai bên ký vào hợp đồng này;
Hợp đồng có hiệu lực khi bên mua đã tạm ứng cho bên bán 30% tiền hàng và số tiền này đã được chuyển vào tài khoản bên bán tại ngân hàng X theo địa chỉ đã chỉ rõ ở Điều 3 của hợp đồng này.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng mua bán nhà ở bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Tuy nhiên, trường hợp mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.