Quy định về hợp đồng mượn tài sản năm 2023

bởi Bảo Nhi
Quy định về hợp đồng mượn tài sản năm 2023

Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản của các bên. Sau khi các bên có liên quan họ đã thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, thì sẽ không thể bắt buộc những bên đó phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn phải chuyển giao đầy đủ tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong khoảng một thời hạn theo thỏa thuận mà điều này sẽ không được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Chính vì vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không được tính toán đến lợi ích kinh tế. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hợp đồng mượn tài sản” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy định về hợp đồng mượn tài sản

Căn cứ theo Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.

Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.

Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật đặt định không tiêu hao. Sau khi sử dụng tài sản mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mượn tài sản

Quy định về hợp đồng mượn tài sản năm 2023
Quy định về hợp đồng mượn tài sản năm 2023

Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Điều 496, 498 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:

Về quyền:

– Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;

– Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận;

– Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Về nghĩa vụ:

– Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

– Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;

– Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

– Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

Điều 496 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:

Về quyền:

– Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

– Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.

Về nghĩa vụ:

– Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;

– Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;

– Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mượn tài sản

Điều 498 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:

“1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.”

Như vậy, việc bên cho mượn cung cấp thông tin, hướng dẫn cách sử dụng của tài sản là chiếc quạt cổ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, giúp cho bên mượn tài sản sử dụng tài sản một cách thuận tiện và an toàn.

Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản bao gồm:

“1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”

Như vậy, trong trường hợp bên mượn tài sản gây ra những hỏng hóc cho tài sản mượn thì bên mượn tài sản có nghĩa vụ phải sửa chữa và phải bồi thường thiệt hại với bên cho mượn tài sản. Vì là tài sản đặc định không thể sửa chữa để khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản cũng như duy trì giá trị sử dụng nên nghĩa vụ trả lại tài sản mượn của bên mượn tài sản chấm dứt theo quy định tại Điều 383 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 383. Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn

Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không còn.

Các bên có thể thỏa thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.”

Theo đó, nghĩa vụ trả tài sản mượn chấm dứt, bên mượn tài sản có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc thỏa thuận thay thế vật khác cho chủ sở hữu tài sản. Trong đó, mức bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định trên cơ sở kết quả định giá của cơ quan chuyên môn cũng như yếu tố lỗi của các bên đối với thiệt hại.

Mẫu hợp đồng mượn tài sản

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp đồng mượn tài sản” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục khai sinh Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nên lập hợp đồng thuê hay mượn tài sản?

Hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng dân sự. Khi được công chứng, chúng có giá trị pháp lý ngang nhau. Pháp luật về đất đai, nhà ở đều có những quy định chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong trường hợp cho thuê hay cho mượn nhà mà xảy ra tranh chấp.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này là hợp đồng cho thuê là hợp đồng có đền bù (phải trả tiền) còn hợp đồng cho mượn là hợp đồng không có đền bù (không phải trả tiền).
Khi bạn cho thuê nhà, bạn sẽ nhận được một khoản tiền thuê từ bên thuê, bù lại, số tiền thuê bạn nhận được được coi là nhu nhập, lợi nhuận của bạn. Bởi vậy, bạn phải đóng thuế đối với khoản thu nhập này. Còn nếu bạn cho mượn nhà thì sẽ thuộc trường hợp ngược lại.
Như vậy, có thể ký hợp đồng thuê hay mượn tùy theo ý của mỗi , bởi đối với hai loại hợp đồng này, mức độ bảo vệ của pháp luật là như nhau. Nhưng để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo đảm, tránh xảy ra tranh chấp, khi làm thủ tục cho mượn hay cho thuê bạn đều phải tiến hành đầy đủ các thủ tục luật định, lập nội dung, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là ai?

Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản không thể hiểu theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2015 mà cần được hiểu cụ thể hơn là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, không tiêu hao theo quy định tại Điều 178, Điều 179 Bộ luật dân sự 2015. Khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (khi mượn). Nếu làm hư hỏng, mất mát, phải bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản quy định như thế nào?

1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm