Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?

bởi TranQuynhTrang
Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?

Quy định về kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn là một trong những biện pháp quan trọng trong phòng chống tham nhũng ở các Quốc gia. Vậy quy định về kê khai tài sản thu nhập có từ khi nào? Quy định pháp luật này ngày nay ra sao? Có những điểm gì đáng chú ý? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

Quy định về kê khai tài sản thu nhập có từ khi nào?

Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ năm 1995.

Nghị định 05/CP của Chính phủ ngày 20 tháng 1 năm 1995 về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

Phạm vi áp dụng của Nghị định.

Điều 1. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập), các cá nhân có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập bao gồm:

1/ Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài;

2/ Cá nhân khác định cư tại Việt Nam là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam;

3/ Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Điều 2. Thu nhập thuộc diện chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên, trừ các khoản thu nhập quy định tại Điều 4 Nghị định này.

1/ Thu nhập thường xuyên gồm :

Các khoản thu nhập dưới các hình thức: tiền lương, tiền công, tiền thù lao.

Các khoản thu nhập được chi trả hộ về tiền nhà, điện, nước. Riêng tiền nhà tính theo số thực chi trả hộ, nhưng không quá 15% tổng số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao.

Các khoản thưởng bằng tiền và hiện vật từ các nguồn khác nhau.

Các khoản thu nhập khác do tham gia các hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị …

Các khoản thu nhập của cá nhân do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế lợi tức như: dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy nghề, dạy học, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật.

2/ Thu nhập không thường xuyên:

Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc bằng hiện vật do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về cho cá nhân ở Việt Nam dưới mọi hình thức.

Thu nhập về chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng, bao gồm: Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá…; thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, chuyển giao việc sử dụng hoặc quyền sử dụng các thiết bị công nghiệp, thương nghiệp hoặc khoa học.

Thu nhập về tiền bản quyền các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Thu nhập về thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp và dịch vụ khác.

Trúng thưởng xổ số.

Điều 3. Tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu.

Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?
Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?

Điều 4. Các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế:

1/ Các khoản thu nhập dưới đây do Nhà nước Việt Nam quy định đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam:

Phụ cấp làm đêm (không bao gồm lương ca ba);

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện độc hại nguy hiểm như hầm lò, giàn khoan ngoài biển…;

Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với một số đảo xa và vùng biên giới.

Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang;

Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề: pháp y, mổ;

Các khoản phụ cấp của công chức Nhà nước và các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước; Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945;

Tiền công tác phí;

Tiền ăn định lượng của một số ngành nghề đặc biệt;

Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội;

Trợ cấp thôi việc một lần của cán bộ công nhân viên nhà nước;

Trợ cấp điều động về cơ sơ sản xuất theo quy định của Nhà nước;

Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản;

Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận;

Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng như Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

2/ Lợi tức của chủ hộ kinh doanh cá thể đã thuộc diện chịu thuế lợi tức theo Luật Thuế lợi tức (thu nhập của họ không được tính vào chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế).

3/ Thu nhập thường xuyên của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam dưới 30 ngày trong phạm vị 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.

Những quy định cơ bản về kê khai tài sản, thu nhập trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập.

Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được Luật này quy định tại Điều 34. Theo đó, các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập không còn được gói gọn ở “một số cán bộ, công chức” như quy định tại Luật cũ, mà được mở rộng như sau:

   – Cán bộ, công chức;

   – Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;

   – Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

   – Người ứng cử Đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND).

  Phải kê khai thêm một số loại tài sản, thu nhập.

Ngoài việc phải kê khai các loại tài sản, thu nhập như quy định trước đây, bao gồm: Nhà, đất; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy từ có giá mà mỗi loại tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài. Luật PCTN năm 2018 yêu cầu các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng. Đồng thời, các đối tượng phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Biến động tài sản từ 300 triệu đồng trong năm phải kê khai bổ sung.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 người có nghĩa vụ kê khai phải thực hiện kê khai bổ sung khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Trường hợp có biến động tài sản, thu nhập trong năm phải kê khai mà không giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm xác minh. Người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Đồng thời, có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xác minh tài sản thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái quy định của pháp luật.

Thời điểm kê khai tài sản, thu nhập trước ngày 31/12.

Luật PCTN năm 2018 quy định cụ thể về thời điểm kê khai tài sản, thu nhập. Theo đó:

– Kê khai tài sản, thu nhập lần đầu: áp dụng đối với cán bộ, công chức; sĩ quan; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên. Việc kê khai tài sản, thu nhập của người đang giữ chức vụ phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm 2019. Người lần đầu giữ vị trí công tác thì kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.

– Kê khai tài sản, thu nhập bổ sung: áp dụng đối với người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31/12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.

– Kê khai tài sản, thu nhập hàng năm: áp dụng với người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên; người làm công tác cán bộ, quản lý tài sản công… Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31/12 của năm kê khai.

 Bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai.

Điều 39 Luật PCTN quy định: Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực có thể bị thôi việc.

Theo quy định tại Điều 51 thì cán bộ, công chức kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm. Trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật. Trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến. Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, tải xuống mẫu văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Kê khai tài sản, thu nhập là gì?

Kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP (khoản 2 Điều 3 Nghị định 130/2020/NĐ-CP)

Tài sản, thu nhập nào phải kê khai?

Tài sản, thu nhập phải kê khai được quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
– Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
– Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
– Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
– Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập?

Theo Điều 30 Luật Phòng, chống tham nhũng, việc xác định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phụ thuộc vào nơi người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập công tác, ví dụ:
1. Thanh tra Chính phủ: đối với người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (người có nghĩa vụ kê khai) thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
2. Thanh tra tỉnh: đối với người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: đối với người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu: đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước: đối với người công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm