Quy định về kho chứa thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, tôi sắp mở kinh doanh tạp hóa cần nhập một số lượng đồ lớn như bánh kẹo, đồ gia dụng,… Só hàng đó nhập ở người quen mua ở bên Trung Quốc về. Tuy nhiên tôi có nghe về tội kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc. Vậy trường hợp của tôi có phải alf tội kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc không? Pháp luật hiện nay quy định tội này như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, những năm gần đây các vụ việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc ngày càng nhiều. Gây ra các ảnh hướng nghiêm trọng đến nền kinh tế thị trường, sức khỏe và nặng hơn là tính mạng cuat người tiêu dùng. Vậy quy định về kho chứa thuốc bảo vệ thực vật là gì? Quy định về xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 66/2016/NĐ-CP

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc BVTV là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản.

Đặc biệt, thuốc BVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc BVTV tuy đem lại hiệu quả tức thời, nhanh chóng nhưng lại gây ra những hệ quả nghiêm trọng trên nhiều mặt lâu dài về sau.

Một phần do chính bản chất độc hại của thuốc BVTV, một phần là do người sử dụng không ý thức được tầm nguy hiểm của nó, nên bắt đầu lạm dụng, sử dụng thuốc BVTV một cách vô tội vạ, không kiểm soát và dùng sai cách.

1. Mất cân bằng hệ sinh thái

Trong tự nhiên, có các loài gây hại thì cũng có các loài có lợi, các loài thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Nhưng khi con người sử dụng thuốc BVTV thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng và mất đi sự ổn định trong tự nhiên.

Thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại, nhưng bà con đâu biết rằng việc làm ấy cũng đã giết chết rất nhiều loài có lợi.

Những loại thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi, thường nhạy cảm với thuốc hơn những loài gây hại. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng và sâu gây hại chết rất nhiều, làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác thì lại bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng thuốc.

Theo Pimetel (1971) để chống lại 1000 loại sâu hại thì thuốc BVTV đã tác động đến hơn 200.000 loài sinh vật không có hại mà còn quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người.

2. Hình thành dịch bệnh hại

Sau một thời gian dùng thuốc, những loài dịch hại chủ yếu trước đó bị suy yếu, gây hại không đáng kể. Ngược lại, những đối tượng mà bị xem nhẹ trước đây, gây hại ít thì lại phát triển mạnh lên và thành dịch hại nguy hiểm, gây tổn thất nặng nề.

Những dịch hại mới rất phức tạp và khó xử lý hơn những loài trước đó, và người sản xuất lại tiếp tục nghiên cứu cho ra những sản phẩm phải độc hại hơn mới có thể diệt trừ được chúng.

Sau khi dùng thuốc BVTV, các dịch hại bị giảm đi số lượng quần thể một cách nhanh chóng, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phục hồi lại với số lượng nhiều hơn trước chỉ trong thời gian ngắn.

Người trồng lại tiếp tục sử dụng thuốc nhưng phải tăng nồng độ/liều lượng, tăng số lần dùng thuốc, tăng các chu kỳ dùng thuốc và cứ lặp lại như vậy. Việc làm này giống như đang huấn luyện cho các đối tượng gây hại vậy, chúng cứ thích nghi dần và ngày càng phát triển mạnh hơn.

Theo những thống kê trong lịch sử sử dụng thuốc BVTV cho thấy, dịch hại mới không phải là từ những nơi khác di chuyển đến, mà là dịch hại thứ yếu có ngay tại địa phương đó, chỉ là chúng bị tác động và dần phát triển hơn mà thành dịch hại.

Sự hành thành các dịch hại mới là kết quả của sự khác biệt về độ mẫn cảm và khả năng hình thành tính kháng thuốc giữa các loài.

Trong khi các loài gây hại có khả năng sản sinh và phát triển nhanh hơn thiên địch, mà người trồng thì cứ sử dụng thuốc BVTV liên tục thì đời sống các sinh vật có ích càng bị đe dọa, môi trường sống càng bị ô nhiễm.

3. Gây ô nhiễm môi trường

Thuốc BVTV dễ bay hơi, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp được ghi nhận là ngộ độc do dư lượng của thuốc BVTV trong không khí. Chủ yếu chúng tác động ở môi trường đất và môi trường nước.

Sau khi sử dụng thuốc BVTV thì một phần sẽ bị bay hơi; một phần được quang hóa; một phần cây sẽ hấp thu và phân giải, chuyển hóa; dù có xử lý bằng cách nào thì cuối cùng thuốc vẫn đi vào đất.

Thuốc sẽ tồn tại ở các lớp đất khác nhau vào các khoảng thời gian khác nhau, những sinh vật có lợi trong đất sẽ giúp phân giải một phần và các hạt đất hấp thu một phần (sét và mùn hút).

Nhiều loại thuốc có tính độc cao sẽ giết chết rất nhiều sinh vật có lợi trong đất, thời gian phân hủy dài thì khổng đủ thời gian để đất phân hủy hết, mà cứ dùng lâu dài và liên tục, chắc chắn các chất sẽ tích lũy lại dần trong đất.

Những phần thuốc khi chưa thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm, chưa kể những bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, hay khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó.

Tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người và của các sinh vật.

4. Thiệt hại kinh tế

Vườn sử dụng thuốc BVTV sẽ có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với vườn không sử dụng thuốc. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc BVTV nhưng lại không có hiệu quả cao, dẫn đến chi phí đầu vào cao trong khi sản phẩm thì chứa dư lượng không được thị trường chào đón, và thế là không có hiệu quả kinh tế.

Việc xuất hiện các dịch hại mới khiến người dân mãi phụ thuộc vào thuốc BVTV, đe dọa một cách nghiêm trọng cho cả hệ sinh thái, cho sức khỏe con người.

Hằng năm, nước ta nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành phẩm với trị giá từ 210 – 774 triệu USD (tình từ năm 2006 đến năm 2010).

Những chi phí để khắc phục sự ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do thuốc BVTV gây ra, và những tổn thất khi các sản phẩm bị tồn đọng lại, không thể xuất khẩu vì có chứa dư lượng của các chất gây hại.

Tính đến năm 2010, thì chi phí hằng năm cho sức khỏe con người trong nước và các loại nông sản liên quan đến thuốc BVTV không được xuất khẩu ở nước ta ước tính khoảng 700 triệu $, chưa tính chi phí về môi trường bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV.

5. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Quy định về kho chứa thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào
Quy định về kho chứa thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?

*Người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV trong canh tác

Trong lúc sử dụng, nếu người canh tác hay người phun chủ quan, không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Nếu là loại có độc tính nhẹ thì sẽ không nguy hiểm ngay, mà sẽ tích lũy dần dần rồi đến lúc nào đó, sẽ biểu hiện ra bên ngoài, lúc này cơ thể đã bị các chất ấy phá hủy rồi.

Còn nếu là loại có độc tính mạnh thì chắc chắn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc sau khi phun xịt thuốc, hay có người tìm đến thuốc BVTV để tự tử, hoặc những đứa trẻ nhỏ không biết gì vô tình ăn, uống nhầm thuốc dẫn đến ngộ độc rồi tử vong.

Có nhiều loại thuốc BVTV còn gây ảnh hưởng đến cả các thế hệ sau này, người sử dụng thì không thấy có biểu hiện, nhưng lại gây ra biến đổi di truyền ở nhiều đời như dị tật hay mắc những căn bệnh hiểm nghèo bẩm sinh.

Kho thuốc và cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật

Các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh thuốc BVTV phải có kho chứa đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Địa điểm của kho thuốc BVTV phải được sự chấp thuận vằng văn bản của các cơ quan chức năng về môi trường, y tế, công an và chính quyền địa phương.
  • Kho phải được xây dựng vững chắc bằng vật liệu khó cháy, không bị úng ngập, thông thoáng có tường rào bảo vệ, khoảng cách chung quanh giữa các nhà kho tối thiểu là 10 m để xe chữa cháy có thể đi lại được dễ dàng.
  • Kho phải có các phương tiện chữa cháy, phòng độc và cấp cứu.

Những nguyên tắc cần tuân thủ đối với cửa hàng, kho chứa thuốc BVTV là:

            + Thuốc BVTV phải được lưu chứa, bày bán trong kho, cửa hàng riêng biệt, không lưu chứa bán thuốc BVTV chung kho, cùng gian hàng với lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế và các hàng hoá vật tư tiêu dùng khác, trừ phân bón.

            + Địa điểm xây dựng kho chứa và cửa hàng bán thuốc BVTV phải cách xa trường học, bệnh viện, cửa hàng ăn uống, chợ và khu đông dân cư; ở cuối hướng gió xa nguồn nước ăn, sông rạch để tránh gây ô nhiễm cho cộng đồng dân cư, môi trường.

            + Địa điểm xây dựng kho chứa và cửa hàng bán thuốc BVTV phải cao ráo không bị úng ngập trong mùa mưa lũ, có lối ra vào rộng rãi cho xe cứu hoả, xe chuyên chở thuốc.

            + Mặt bằng kho và cửa hàng bày bán thuốc phải rộng rãi, thông thoáng, đi lại thuận tiện, trong trường hợp có hoả hoạn có thể cứu chữa dễ dàng. Xung quanh phải có hàng rào vững chắc và kín đáo.

            + Nền kho và cửa hàng bán thuốc phải nhẵn, không thấm nước và thuốc BVTV ở dạng lỏng, dễ lau chùi, rửa ráy.

            + Tường và mái phải được xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Trong kho và trong cửa hàng bán thuốc BVTV phải đủ ánh sáng, thông thoáng, rộng rãi, không bị mưa dột, nắng rọi. Cửa sổ có chấn song chắc chắn, cửa ra vào có khoá an toàn, ngăn được người lạ, gia súc lọt vào.

            + Trong kho và cửa hàng bán thuốc phải có bục kê hàng, các kệ chắc chắn, tủ trưng bày để xếp hàng, bày các mặt hàng thuốc BVTV phải có khoá.

            + Hệ thống điện trong kho và cửa hàng phải đảm bảo an toàn.

            + Trong khu vực kho và cửa hàng bán thuốc BVTV phải có đầy đủ các phương tiện phòng chống độc cho nhân viên và khách mua hàng: Kính bảo hộ mắt, khẩu trang, găng tay cao su, quần áo bảo hộ lao động, ủng, … bồn nước và xà bông để rửa tay.

            + Trong kho và cửa hàng thuốc BVTV phải có những biển báo để đảm bảo an toàn cho những nhân viên trực tiếp làm việc với thuốc BVTV và cho khách hàng. Ví dụ “Không ăn uống trong cửa hàng”, “Không hút thuốc”, “Chất độc nguy hiểm”, …

            + Trước khi đưa vào sử dụng, kho thuốc và cửa hàng bán thuốc BVTV phải được các cơ quan chức năng về môi trường, y tế, PCCC giám sát, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt các yêu cầu trên.

Điều kiện về kho chứa thuốc bảo vệ thực vật

Điều kiện về kho thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm như sau:

a) Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ

– Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m;

– Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

b) Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng

  • Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 5.000 kilôgam (kg) trở lên áp dụng theo khoản 2, Điều 3 và khoản 2, Điều 9 của Thông tư này.
  • Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật dưới 5.000 kilôgam (kg)

Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ.

Kệ giá để hàng cách mặt đất ít nhất 10 centimét (cm), cách tường ít nhất 20 centimét (cm).

Việc sắp xếp các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng và riêng biệt từng loại.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về kho chứa thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; tra cứu quy hoạch xây dựng; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật?

– Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.
– Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
– Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m

Lưu ý khi kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật?

– Tuyệt đối không được quảng cáo, giới thiệu những loại thuốc BVTV bị cấm sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt nam, các loại thuốc BVTV chưa có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt nam.
– Không được dùng những từ ngữ để khẳng định về tính an toàn và độ độc của thuốc, có thể làm cho người sử dụng lơ là trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động như: không nguy hiểm, không độc, không có hại.

Chứa hàng và bày hàng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

– Nguyên tắc chung: Điều 5, chương 1, điều lệ về quản lý thuốc BVTV quy định: Nghiêm cấm việc buôn bán thuốc BVTV trong danh mục cấm sử dụng; thuốc BVTV giả; thuốc BVTV không rõ nguồn gốc; thuốc BVTV có nhãn không phù hợp với qui định về nhãn hàng hoá hoặc vi phạm về nhãn hiệu đang được bảo hộ; thuốc BVTV ngoài danh mục hạn chế sử dụng, được phép sử dụng ở Việt nam.
– Nguyên tắc chứa thuốc BVTV trong kho và bày bán thuốc BVTV trong cửa hàng:
            + Những thuốc BVTV trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt nam phải được xếp trong tủ riêng, có khoá chắc chắn.
            + Những thuốc dễ bắt lửa, dễ gây hoả hoạn phải được xếp riêng ở vị trí dễ phát hiện và phòng cháy chữa cháy, ít ảnh hưởng đến các lô hàng khác.
            + Cần xếp riêng từng chủng loại thuốc BVTV, không xếp và bày các thuốc trừ sâu lẫn lộn với các thuốc trị bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột, …
            + Không xếp chồng hàng quá cao để tránh đổ vỡ.
            + Không xếp thuốc dạng lỏng trên cao, thuốc dạng bột khô ở dưới.
            + Trong cách sắp xếp bày biện thuốc trong kho, trong cửa hàng, phải tính toán thế nào để dễ dàng thực hiện được nguyên tắc thuốc nhập trước thì xuất trước.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm