Thuế là một lĩnh vực rộng lớn trải dài trên nhiều mảng bên trong cuộc sống của chúng ta. Khi bạn thành lập doanh nghiệp thì một trong những điều bạn cần chú ý đó là đóng thuế. Thuế đối với doanh nghiệp cũng có nhiều loại chia thành nhiều mức thu. Việc kê khai hồ sơ thuế ban đầu đầy đủ và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu được những khoản phạt có thể phát sinh. Vậy quy định về việc chậm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu như thế nào? Mời bạn đón đọc nội dung bài viết “Quy định về phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế 2019
- Nghị định 10/2022/NĐ-CP
- Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Khái niệm đăng ký thuế ban đầu
Thuế là nguồn thu to lớn của nhà nước và phục vụ cho các hoạt động cộng đồng cũng như để xây dựng bộ máy nhà nước. Các chính sách về thuế hiện nay đã rất cụ thể, rõ ràng và cũng có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp có môi trường phát triển kinh doanh.
Theo quy định, đăng ký thuế ban đầu là việc công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiến hành kê khai, thông báo với cơ quan thuế lần đầu tiên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về chế độ kế toán, phương pháp khấu hao tài sản và các thủ tục khác về thuế để thực hiện các hoạt động kê khai, quyết toán, nộp thuế trong quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm toán
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Việc khai thuế ban đầu cần phải đảm bảo thời hạn nộp hồ sơ. Việc làm trễ thời hạn này có thể khiến doanh nghiệp của bạn phải chịu những khoản phạt lớn. Công thức tính thời hạn nộp thuế ban đầu có sự khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Mời tham khảo thông tin dưới đây:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khai theo tháng, theo quý
Căn cứ vào khoản 1 điều 44 Luật quản lý thuế 2019, hàng tháng, hàng quý, doanh nghiệp sẽ phải nộp các loại tờ khai, báo cáo cho cơ quan thuế. Thời hạn nộp tờ khai, báo cáo hàng tháng, hàng quý:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng
– Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
– Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn áp dụng cho mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. (Theo điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC). Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý. (Căn cứ theo khoản 1 điều 44 luật quản lý thuế 2019)
– Hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Căn cứ theo điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC):
+ Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4;
+ Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7;
+ Quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10;
+ Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau
Việc chậm nộp tờ khai, báo cáo hàng tháng, hàng quý so với thời hạn quy định sẽ bị cơ quan quản lý thuế xử phạt.
Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm
Căn cứ vào khoản 2 điều 44 luật quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
– Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Quy định về phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Nếu bạn thuộc trường hợp chậm khai thuế ban đầu thì bạn có thể bị xử phạt với các mức phạt từ 2.000.000 đến 25.000.000. Đây là những mức phạt lớn. Việc chia thành các mức phạt thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như giới hạn của các lần vi phạm.
Theo đó, quy định mức phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;
(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại mục (1) nêu trên;
(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày;
(4) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
(5) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Lưu ý:
– Mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
– Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo quy định trên lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp vi phạm bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại mục (4) nêu trên.
– Trường hợp hành vi vi phạm thực hiện trước ngày 05/12/2020 nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ ngày 05/12/2020 thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.
Mời bạn xem thêm
- Nộp thuế nhà đất qua ngân hàng như thế nào?
- Giá đền bù đất ao vườn liền kề đất ở 2024
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh như sau:
“Điều 33. Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.”
Theo đó, thời hạn đăng ký thuế lần đầu đối với hộ kinh doanh là 10 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”