Thông thường, việc các cá nhân, tổ chức lựa chọn ngân hàng trở thành bên thứ ba đảm bảo rất phổ biến nhằm tạo lòng tin, cũng như thúc đẩy kế hoạch, công trình, hợp tác kinh doanh giữa các bên. Để nhờ ngân hàng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thì bên thanh toán phải thế chấp tài sản cho ngân hàng để chứng minh khả năng chi trả. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phải phát mại tài sản không mong muốn. Vậy quy định về phát mại tài sản năm 2023 ra sao? Để tìm hiểu thêm về chủ đề này mời quý độc giả cùng LSX giải đáp ngay sau đây nhé.
Phát mại tài sản được hiểu là gì?
Phát mại tài sản là một thủ tục không hiếm xảy ra khi bên có nghĩa vụ thanh toán ký hợp đồng nhờ ngân hàng hoặc tổ chức tinh dụng khác vay vốn ngược lại phải thế chấp tài sản nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Vậy phát mại tài sản được hiểu là gì?
Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng hoặc đơn vị cho vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định.
Phát mại tài sản thực hiện khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, các trường hợp phải phát mại tài sản được quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Quy định về phát mại tài sản như thế nào?
Việc phát sinh thủ tục phát mại tài sản là hậu quả pháp lý khi bên có nghĩa vụ thanh toán không có khả năng thanh toán. Điều này được quy định rõ trong thỏa thuận hợp đồng mà các bên ký kết. Ngoài ra pháp luật cũng đã quy định chi tiết về phát mại tài sản như sau:
Ngân hàng hay đơn vị cho vay vốn có quyền được phát mãi tài sản thế chấp. Vì sao lại nói như vậy, bởi theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên là bên cho vay vốn (bên A) với bên thế chấp (bên B). Nếu bên B vi phạm một trong những điều thỏa thuận nơi hợp đồng về vấn đề trả nợ thì bên A có quyền yêu cầu bên B chuyển giao giấy tờ, tài sản để phát mại. Nếu bên B thực hiện đúng thì tiến hành đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật một cách nhanh chóng thông qua một số hình thức (Bán đấu giá tài sản do ngân hàng đứng ra, cũng có trường hợp ngân hàng cho người vay vốn một thời gian nhất định để tự thanh khoản số tài sản đã đem thế chấp)
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bên B không đáp ứng những yêu cầu của bên A thì bên ngân hàng hay bên đơn vị cho vay vốn có quyền gửi đơn kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Đó là trường hợp được gọi là vi phạm quy định tại hợp đồng thế chấp và sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015. Cũng từ đó, người vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện đúng nghĩa vụ của bên vay vốn thì họ phải chấp nhận việc không được quyền định đoạt tài sản của mình nữa.
Trình tự và thủ tục phát mại tài sản có những bước nào?
Trong hợp đồng giữa bên có nghĩa vụ thanh toán và bên thứ ba bảo đảm có thể là ngân hàng hoặc các tổ chức tính dụng khác sẽ quy đinh rõ về các trường hợp cũng như điều kiện được phép thực hiện thủ tục phát mại tài sản, và thủ tục được thực hiện như sau:
Bước 1: Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản
Căn cứ Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo như sau:
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó. - Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Bước 2: Định giá tài sản
Căn cứ Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quy trình định giá tài sản đảm bảo như sau:
- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
- Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
- Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
Bước 3: Bán tài sản
Căn cứ Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bán tài sản đảm bảo như sau:
- Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
- Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:
- Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;
- Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản
Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại
Căn cứ Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
- Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
- Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sở hữu sau khi phát mại tài sản
Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu.
Hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.
Sau đó thì người nhận chuyển quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản đó được văn phòng đăng ký đất đai các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sử dụng đất theo quy định.
Các phương thức phát mại tài sản
Để phát mại tài sản nhằm thu lại vốn cho bên thứ ba đảm bảo khi bên có nghĩa vụ thanh toán không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình thì có thể áp dụng các phương thức phát mại theo quy định. Cách phương thức phát mại tài sản như sau:
Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp cũng là phương thức phát mại tài sản như sau:
Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác. - Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về phát mại tài sản” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Tách thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong các hợp đồng thế chấp, thường ngân hàng và bên thế chấp sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo, nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại. Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định.
Số tiền thu được có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản hồ sơ, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được các bên thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định, sự thỏa thuận hoặc pháp luật.
Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý nhỏ hơn giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm và các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi xử lý phát mại quyền sử dụng tài sản.
Định giá tài sản, giám định thiệt hại trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát quy định tại Điều 13 Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành, cụ thể như sau:
Viện kiểm sát giải quyết bồi thường chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành việc định giá tài sản hoặc giám định thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của người giải quyết bồi thường về việc định giá tài sản, giám định thiệt hại, Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường quyết định việc giám định thiệt hại, định giá tài sản và kinh phí cho việc giám định thiệt hại, định giá tài sản.