Chào Luật sư X, hiện nay, các quốc gia điều rất chú trọng về việc minh bạch trong việc sử dụng tài công hay ngân sách nhà nước, từ đó tạo được niềm tin cho người dân phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng của kiểm toán nhà nước, tôi hiện đang là công chức có định hướng sẽ học và phát triển để trở thành kiểm toán viên nhà nước. Vì thế tôi muốn tìm hiểu thêm các quy định liên quan về kiểm toán nhà nước. Vậy theo quy định hiện nay tiêu chuẩn để trở thành một kiểm toán viên nhà nước là gì? Quy định về quyền hạn của kiểm toán viên nhà nước năm 2022 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Kiểm toán nhà nước 2015
Hoạt động kiểm toán nhà nước là gì?
Kiểm toán nhà nước là gì?, là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước tiến hành, hoạt động này chủ yếu sẽ kiểm toán tính tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn. hợp pháp của các chứng từ, số liệu kế toán của những đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức xã hội sử dụng ngân sách do nhà nước cấp.
Tiêu chuẩn để trở thành một kiểm toán viên nhà nước
Tại Điều 21 của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có đề cập
Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo được các tiêu chuẩn công chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức. Những tiêu chuẩn đó bao gồm:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Phạm vi kiểm toán của kiểm toán nhà nước là gì?
Đối với công tác kiểm tra và xác nhận, kiểm toán viên Nhà nước tiến hành kiểm tra công tác kế toán, các Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, các ngân sách trong bộ máy của Nhà nước. Thông qua đó xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp các chứng từ, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách; đưa ra các kết luận và đánh giá về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Các xác nhận được dựa trên cơ sở các bằng chứng và nhận xét, báo cáo của các kiểm toán viên có trình độ và trách nhiệm để đảm bảo rằng các xác nhận và đánh giá có được tính thận trọng, trung thực và khách quan.
Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh tế Nhà nước, kiểm toán nhà nước còn cần phải nhận xét về tính kinh tế, tính hợp lý, tính tiết kiệm và về hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Kiểm toán viên đánh giá hoạt động của Nhà nước phải bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế của cơ quan hành chính bị kiểm toán từ việc kiểm tra các chứng từ kế toán đến việc đánh giá được tính kinh tế của hoạt động đó. Quy mô hoạt động của Nhà nước rất rộng lớn, do vậy không thể nào kiểm tra hết tất cả các khoản thu và các khoản chi. Vì vậy, phải tùy theo cách xem xét và đánh giá, cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành việc chọn mẫu cho phù hợp, đảm bảo kết luận đưa ra là dựa trên phạm vi kiểm toán đủ rộng. Các phương pháp chọn mẫu này đảm bảo rằng ngăn ngừa được sự gian lận trong quản lý tài chính và hành vi trục lợi cá nhân kể cả ở những cơ quan, đơn vị năm đó không bị kiểm toán.
Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước theo quy định hiện nay
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuản quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
6. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu.
7. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
18. Xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về quyền hạn của kiểm toán nhà nước năm 2022
- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán.
2a. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán. - Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.
- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
- Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
6a. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính - Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
- Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
- Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy định về quyền hạn của kiểm toán nhà nước năm 2022” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định biên chế công chức nhà nước; thẩm quyền xác nhận mối quan hệ nhân thân, kết hôn với người Đài Loan… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giá trị của kiểm toán nhà nước là gì? Đầu tiên, có thể nói đến giá trị lớn nhất và bao trùm của ngành nghề kiểm toán là xây dựng lòng tin, duy trình và nuôi dưỡng niềm tin của xã hội, của nhân dân vào một nền kinh tế, tài chính lành mạnh, vào một hệ thống ngân sách được quản lý, kiểm soát có hiệu quả. Việc công khai kết quả kiểm toán tài chính nhà nước của Tổng kiểm toán nhà nước đã giúp người dân và xã hội có thêm thông tin và sự đánh giá về tình hình tài chính nhà nước. Đây là những đánh giá mang tính chuyên môn, khách quan về sự tin cậy của thông tin tài chính, sự chuẩn xác của các khoản thu, chi ngân quỹ, thu chi ngân sách nhà nước (NSNN).
· Giá trị thứ hai mà kiểm toán nhà nước mang lại là những giá trị thông tin và giá trị pháp lý cho các mục tiêu thảo luận, đánh giá, phục viên các hoạt động giám sát. Kiểm toán nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước, là cơ quan chuyên môn do Quốc Hội lập. Hoạt động kiểm toán nhà nước có những đánh giá và xác nhận khách quan về thông tin tài chính, ngân sách. Với dự toán và quyết toán NSNN do Chính phủ trình ra Quốc hội, kiểm toán đưa ra đánh giá chính thức về độ tin cậy của thông tin, sự khẳng định từ góc độ chuyên môn về số liệu có thể chấp nhận, những số liệu chưa thể chấp nhận và bằng chứng về những nhận định đó.
Khách thể Kiểm toán Nhà nước là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước gồm:
Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư.
Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.
Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.
Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
Các cá nhân có nguồn từ ngân sách nhà nước,.
Sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin là công việc trọng tâm của kiểm toán viên, cụ thể như sau:
Kiểm toán cân đối: Phương pháp kiểm toán dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
Đối chiếu trực tiếp: Đối chiếu một chỉ tiêu dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau.
Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.