Quy định 2023 về sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng

bởi Bảo Nhi
Quy định 2023 về sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng

Hiện nay sổ hồng chỉ đứng tên vợ hoặc chồng nhưng nếu như tài sản đó được mua bằng tiền chung của cả hai người thì nó sẽ được tạo lập nên trong thời kỳ hôn nhân. Chính vì vậy, công sức đóng góp của cả hai vợ chồng vẫn được xác định đây là tài sản chung. Điều này cũng cho thấy cả vợ và chồng đều có quyền với tài sản chung được xem như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất được ghi nhận trên sổ hồng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng được không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung:

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”

Mảnh đất mà vợ chồng bạn mua trong thời kỳ hôn nhân nên khi đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ghi cả tên vợ chồng bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song cũng không phải trong mọi trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều ghi tên cả vợ và chồng.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng.

Trường hợp thứ nhất

Tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và về nguyên tắc đây là tài sản chung của vợ chồng nhưng vợ, chồng thỏa thuận đây là tài sản riêng của một bên.

Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng phải lập giấy cam kết là tài sản riêng của người kia. Giấy cam kết này cũng được công chứng viên chứng nhận.

Sau khi có Giấy cam kết này, công chứng viên sẽ chứng nhận giao dịch để một bên đứng tên.

Trường hợp sau này người đứng tên (chủ sở hữu) muốn chuyển nhượng (định đoạt nói chung) cho người khác thì phải đồng thời xuất trình văn bản cam kết đã được lập tại cơ quan công chứng trước đây.

Việc chuyển nhượng này không đòi hỏi phải có sự tham gia của người không đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Trường hợp thứ hai

Tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên cả hai vợ chồng, tuy nhiên, do một lý do nào đó mà một bên không có điều kiện thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung.

Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng lập Giấy ủy quyền có chứng nhận của công chứng viên cho người kia được thay mặt họ thực hiện một số công việc nhất định liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (như cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng…).

Sau khi nhận ủy quyền, chỉ một mình người nhận ủy quyền cũng đủ tư cách tham gia giao dịch (trong phạm vi ủy quyền) mà pháp luật không đòi hỏi phải có sự tham gia của người kia.

Đối với trường hợp này không nhất thiết phải ghi tên cả hai vợ chồng trên sổ đỏ.

Đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tài sản chung

Quy định 2023 về sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng
Quy định 2023 về sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng

Căn cứ theo Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

Theo đó, đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tài sản chung thực hiện theo quy định trên.

Thủ tục hai người cùng đứng tên sổ đỏ

Người nộp hồ sơ cần thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cả 2 người cần phải chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật:

– Đối với vợ chồng:

+ Sổ hộ khẩu (hoặc Giấy đăng ký kết hôn).

+ Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp của 2 vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân.

+ Giấy tờ tặng cho hoặc thừa kế chung (nếu có).

+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Đối với 2 người không phải vợ chồng:

+ Giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

+ Các giấy tờ chứng minh: Hợp đồng mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung.

+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn phải nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận 1 cửa.

Khi nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì bạn sẽ được cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo và hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời hạn tối đa 03 ngày.

Khi nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa phiếu cho người nộp hồ sơ.

Bước 2: Lập hồ sơ để trình cho cơ quan có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận.

Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Sau khi có kết quả, cơ quan có thẩm quyền sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Sổ hồng đứng tên 2 vợ chồng” hoặc các dịch vụ khác như là nhận làm sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ đứng tên 2 người khi chưa đăng ký kết hôn thì có được hay không?

Căn cứ Khoản 2 và khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013, dù chưa đăng ký kết hôn nhưng có quyền thỏa thuận để cùng nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi hai người nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định thì sổ đỏ đứng tên 2 người. Cả hai sẽ cùng được ghi tên trên Giấy chứng nhận và trở thành đồng chủ sở hữu/sử dụng chung đối với tài sản đó.

Bạn bè với nhau có được cùng đứng tên trên sổ đỏ?

Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Như vậy, các chủ sở hữu có quyền thỏa thuận với nhau để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chung.
Trong trường hợp này hai bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận để cùng nhau mua đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm