Trong quá trình vận hành, công việc nội trợ có thể tạm ngưng trong một thời gian nhất định. Nếu công ty hộ kinh doanh không làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định. Mặc dù cơ sở có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng pháp luật có quy định về việc tạm ngừng hoạt động của cơ sở. Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh năm 2023 ở bài viết dưới đây nhé!
Quy định về tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh năm 2023
Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên mà không thông báo thì hộ kinh doanh bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (điểm c, khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
Tải xuống Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì nộp thêm bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Thủ tục tạm dừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:
Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch.
Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký thủ tục.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
Lệ phí giải quyết: Miễn lệ phí.
Thời hạn tạm dừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Căn cứ theo Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh như sau:
(1) Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
(2) Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo cho hộ kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).
Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).
Thuế lệ phí khi tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định tại điều 14 thông tư 151/2014/TT-BTC:
Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Theo đó, doanh nghiệp tạm ngừng tròn năm không phải thực hiện nộp thuế.
Trường hợp tạm ngừng không tròn năm vẫn phải nộp kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thời gian doanh nghiệp chưa đăng ký tạm ngừng.
Đối với lệ phí môn bài, theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:
- Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;
- Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Pháp luật không quy định lệ phí khi tạm ngừng kinh doanh nên khi thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp sẽ không mất phí khi thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu năm 2023?
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế năm 2022
- Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty nước ngoài tại Trà Vinh
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Ly hôn nhanh Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh như sau:
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý
Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi tạm ngừng kinh doanh hơn 30 ngày thì hộ gia đình cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.