Xin chào Luật sư X, gia đinh tôi có dự định nấu rượu thủ công để bán. Không biết gia đình tôi có phải nộp thuế không? Nếu có thì sẽ nộp những loại thuế gì và mức tiền nộp thuế sản xuất rượu thủ công như thế nào? Tôi mong Luật sư sớm phản hồi thắc mắc của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh
- Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công thương
- Luật thuế gia tăng năm 2008
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 , Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung năm 2014
- Nghị định 17/2020/NĐ-CP
Quy định của pháp luật về sản xuất rượu thủ công
Sản xuất rượu thủ công là gì?
Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
Điều kiện để được cho phép sản xuất rượu thủ công
Theo quy định Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
Theo quy định Điều Nghị định 105/2017/NĐ-CP, điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại:
- Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
- Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công
Theo Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh
- Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công
Bước 1: Nộp hồ sơ
Theo quy tại khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công thuộc Phòng Kinh tế/ Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã).
Có thể nộp tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hoặc nộp qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi cơ sở sản xuất rượu đặt trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân:
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành cấp Giấy phép cho thương nhân.
- Nếu hồ sơ không hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng phải có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.
Quy định của pháp luật về thuế sản xuất rượu thủ công
Rượu có phải đối tượng chịu thuế không?
Rượu là một trong các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
Sản xuất rượu phải chịu những loại thuế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Như vậy, người sản xuất rượu phải chịu thuế thu nhập đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt với sản xuất rượu
Thuế tiêu thụ đặc biệt = giá tính thuế x thuế suất
Theo quy định của khoản 4 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung năm 2014, rượu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất quy định tại Điều 7. Thuế suất của rượu từ 20 độ trở lên là 65%, thuế suất của rượu dưới 20 độ là 35%.
Thuế giá trị gia tăng với sản xuất rượu
Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế x thuế suất
Theo Điều 7, 8 Luật thuế gia tăng năm 2008, giá tính thuế với rượu bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với rượu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. Thuế suất là 10%.
Mời bạn xem thêm
- Xin giấy giám định thương tật ở đâu?
- Chế độ hưởng giám định thương tật
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thuế sản xuất rượu thủ công “. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, tạm ngừng kinh doanh chi nhánh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 9, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.
Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
Theo quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất 53/VBHN-BCT 2020 hợp nhất Nghị định về kinh doanh, điều kiện bán lẻ rượu: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng; có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.