Quy định về trang phục bảo vệ dân phố thế nào?

bởi Thanh Thủy
Quy định về trang phục bảo vệ dân phố

Hiện nay lực lương bảo vệ dân phố đã và đang được thành lập ở khá nhiều địa phương trên phạm vi cả nước ta, với tinh thần trách nhiệm cao cũng như luôn chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp cũng như tham mưu cho chính quyền địa phương các biện pháp để nhằm bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, qua đó cũng góp phần chung trong việc bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội chung của thành phố cũng như của tỉnh. Khi lực lượng bảo vệ dân phố được thành lập thì sẽ được cung cấp các trang thiết bị. Vậy thì “Quy định về trang phục bảo vệ dân phố” hiện nay ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của LSX nhé.

Quy định về trang phục bảo vệ dân phố

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lực lượng bảo vệ dân phố sẽ được trang bị các loại phương tiện để giúp cho quá trình thực thi nhiệm vụ được diễn ra hiệu quả hơn. Một trong những điều kiện, trang thiết bị mà cơ quan chức năng có thẩm quyền cung cấp cho lực lượng bảo vệ dân phố đó chính là trang phục.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 38/2006/NĐ-CP là nghị định về Bảo vệ dân phố về trang bị phương tiện cho Bảo vệ dân phố như sau:

2.1. Vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trang bị cho Bảo vệ dân phố gồm: gậy, dùi cui cao su, roi điện, gậy điện…

Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát) chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ cho Bảo vệ dân phố theo đúng các quy định của pháp luật.

2.2. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố:

2.2.1. Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh của Bảo vệ dân phố do địa phương tự in theo mẫu thống nhất sau đây:

a. Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố (có mẫu kèm theo): hình chữ nhật, kích thước 6 x 9cm. Mặt trước: Nền màu đỏ, xung quanh có khung màu vàng, nét khung có kích thước 0,1cm và cách mép ngoài của giấy 0,5cm. Ở giữa, phía trên in hình huy hiệu Vì An Ninh Tổ Quốc, phía dưới, dòng thứ nhất in dòng chữ: “GIẤY CHỨNG NHẬN”, mẫu chữ in hoa, nét 0,1cm màu vàng, chiều cao: 0,4cm. Dòng thứ 2 in: “BẢO VỆ DÂN PHỐ”, mẫu chữ in hoa, nét đậm 0,2cm màu vàng, chiều cao 0,5cm. Mặt sau: Nền trắng, có hoa văn bảo vệ, hình huy hiệu Vì an ninh Tổ quốc và khung diềm màu xanh nhạt, nét trong mảnh, nét ngoài đậm.

Góc trên bên phải của giấy in, để ghi tên địa phương, theo thứ tự từ trên xuống: phường, thị trấn; Quận, huyện; Tỉnh, thành phố; Số giấy chứng nhận (dùng 3 chữ số bắt đầu từ số 001 theo từng phường, thị trấn; Số giấy chứng nhận với số ghi trên biển hiệu là cùng một số); Phía dưới có khung, kích thước 3cmx4cm dùng để dán ảnh. Bên trái, theo trình tự từ trên xuống là: Quốc hiệu; chữ: CHỨNG NHẬN màu đỏ, chữ in hoa nét đậm 0,1cm, chiều cao 0,3cm; chữ: Ông, bà… dùng để ghi đầy đủ họ, tên, tên đệm của Bảo vệ dân phố;

Tiếp theo là: Chức vụ… dùng để ghi rõ: trưởng ban, phó trưởng ban, ủy viên…; dòng Ban Bảo vệ dân phố, khu phố cụm dân cư: dùng để ghi tên khu phố hoặc cụm dân cư của Ban Bảo vệ dân phố đó (Ví dụ: Khu phố I hoặc cụm dân cư 15); dòng tiếp theo ghi nơi cấp giấy (phường, thị trấn) và ngày, tháng, năm cấp giấy; cuối cùng là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, dành cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên.

….

2.3. Ngoài Giấy chứng nhận, Biển hiệu, băng chức danh, Bảo vệ dân phố được trang bị các phương tiện cần thiết khác như: Đồng phục, còi, đèn pin, sổ ghi chép.

2.5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, tổ chức in, cấp Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh, đồng phục và các phương tiện cần thiết khác cho Bảo vệ dân phố theo quy định của Nghị định và Thông tư này.

2.6. Bộ Công an (Tổng cục Hậu cần Công an nhân dân) có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn mẫu trang phục dành cho Bảo vệ dân phố để thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Như vậy, tùy theo từng địa phương cụ thể mà sẽ có những quy định về trang phục bảo vệ dân phố khác nhau, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, tổ chức in, cấp Giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh, đồng phục và các phương tiện cần thiết khác cho Bảo vệ dân phố theo quy định.

Tổ chức của Bảo vệ dân phố

Bảo vệ dân phố là lực lượng do quần chúng tự nguyện tham gia, tuy nhiên đây là lực lượng do cơ quan Nhà nước quyết định thành lập, quản lý cũng như chi trả các khoản phụ cấp. Vậy nên việc tổ chức của bảo vệ dân phố này cũng sẽ phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật đã ban hành, cụ thể như sau:

– Mỗi cụm dân cư (theo địa bàn công tác của Cảnh sát khu vực) thành lập một Tổ Bảo vệ dân phố do tổ trưởng phụ trách. Tùy theo đặc điểm tình hình và số lượng dân cư, mỗi Tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên. Đối với tổ Bảo vệ dân phố có từ 5 tổ viên trở lên có thể bầu thêm 1 tổ phó giúp việc.

Cảnh sát khu vực có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy chi bộ đường phố, Ban điều hành cụm dân cư lựa chọn, giới thiệu người vào Tổ dân phố, dự kiến Tổ trưởng, tổ phó và tổ chức cuộc họp gồm cán bộ cơ sở, đại diện các hộ gia đình trong khu vực để bầu bằng hình thức biểu quyết. Trên cơ sở kết quả biểu quyết, Cảnh sát khu vực báo cáo trưởng công an phường để trưởng công an phường báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định công nhận.

– Mỗi phường, thị trấn thành lập một Ban Bảo vệ dân phố gồm: Trưởng ban, từ 1 đến 2 Phó Trưởng ban và các ủy viên. Thành viên Ban Bảo vệ dân phố đồng thời là tổ trưởng tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Số lượng thành viên Ban Bảo vệ dân phố tuỳ thuộc vào số lượng Tổ bảo vệ dân phố. Trưởng ban, các Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Quy định về trang phục bảo vệ dân phố

Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức cuộc họp Ban Bảo vệ dân phố để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban; dự kiến nhân sự Trưởng ban, Phó trưởng ban để hội nghị Ban Bảo vệ dân phố bầu. Căn cứ kết quả bầu Trưởng ban, Phó trưởng ban, trưởng Công an phường làm văn bản báo cáo đề nghị Ủy ban nhân dân phường ra quyết định công nhận.

– Căn cứ kết quả bầu và báo cáo đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, quyết định công nhận Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các ủy viên, và các Tổ bảo vệ dân phố, tổ trưởng, tổ phó và tổ viên tổ bảo vệ dân phố.

– Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ, việc thay đổi, bãi nhiệm, bổ sung các chức danh của bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:

+ Nếu Trưởng ban, Phó trưởng ban và các ủy viên Ban Bảo vệ dân phố mà khuyết (do chết, không còn đảm bảo sức khỏe, xin nghỉ việc…) hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật… thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường cho tổ chức cuộc họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để bầu bổ sung hoặc lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người thay thế.

+ Nếu tổ trưởng, tổ phó và các tổ viên Tổ Bảo vệ dân phố mà khuyết hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Cảnh sát khu vực cùng với Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường cho tổ chức cuộc họp gồm cán bộ cơ sở, đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư để bầu bổ sung hoặc lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

+ Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.

Mối quan hệ công tác của Bảo vệ dân phố

Như đã phân tích ỏe trên thì bảo vệ dân phố được thành lập và đặt dưới quản lý của cơ quan nhà nước tại địa phương đó, vậy nên sự hoạt động của lực lượng này cũng sẽ gắn với nhiều lực lượng cũng như các bộ phận khác thuộc khối cơ quan của Nhà nước như: Đảng ủy, ủy ban nhân dân, công an xã, dân quân tự vệ, cấp chi bộ…

– Đối với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường: Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác.

– Đối với Công an phường: Bảo vệ dân phố chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự và tham gia phối hợp cùng Công an phường trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự

– Đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dân phòng, đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường: phối hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong địa bàn, theo chỉ đạo của Đảng uỷ và Ủy ban nhân dân phường.

Đối với cấp ủy chi bộ Đảng và Ban điều hành cụm dân cư: Tổ Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo điều hành chung của cấp ủy chi bộ và phối hợp với Ban điều hành cụm dân cư nhằm bảo đảm an ninh trật tự và xây dựng cụm dân cư văn hóa an toàn về mọi mặt, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Đối với Cảnh sát khu vực, Bảo vệ dân phố vừa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác giữ tìn an ninh trật tự, vừa phối hợp, giúp đỡ lực lượng Cảnh sát khu vực trong công tác.\

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phụ cấp trách nhiệm trong quân đội tính như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng về tư vấn pháp lý về đăng ký mã số thuế cá nhân. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố như sau:
– Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.
– Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.

Lực lượng bảo vệ dân phố có những quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về bảo vệ dân phố, lực lượng bảo vệ dân phố có các quyền hạn sau:
“1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm