Quy định về trình tự thủ tục đóng bù bảo hiểm xã hội năm 2023

bởi Bảo Nhi
Quy định về trình tự thủ tục đóng bù bảo hiểm xã hội năm 2023

Nếu như người lao động tích lũy đủ ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ có rất nhiều cơ hội được nhận lương hưu khi về già. Sẽ có những trường hợp mà người lao động xin nghỉ việc ở nơi này nhưng chưa hay không xin được ngay việc làm ở một nơi khác, dẫn đến trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bị gián đoạn. Chính vì vậy nếu quá trình tham gia có thời gian gián đoạn thì người lao động làm cách gì để có thể đóng bù bảo hiểm xã hội? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục đóng bù bảo hiểm xã hội” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp đóng bù bảo hiểm xã hội

Trường hợp 1: Đóng bù BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu khi đã đủ tuổi nghỉ hưu.

Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Theo đó, để được đóng bù BHXH tự nguyện trong trường hợp này, người lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

1 – Đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

2 – Thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm (120 tháng).

Lúc này, người lao động sẽ được đóng bù để tích lũy đủ 20 năm BHXH và được giải quyết hưởng lưu hưu hằng tháng.

Trường hợp 2: Đóng bù cho thời gian đã tham gia BHXH tự nguyện gián đoạn.

Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Theo đó, nếu đang đóng BHXH tự nguyện mà có thời gian gián đoạn do không đóng BHXH đúng hạn thì người lao động sẽ được đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó.

Việc đóng bù sẽ giúp người lao động nhanh chóng tích lũy đủ ít nhất 20 năm tham gia BHXH để hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

Thủ tục đóng bù bảo hiểm xã hội

Quy định về trình tự thủ tục đóng bù bảo hiểm xã hội năm 2023

Nếu người tham gia BHXH thuộc đối tượng áp dụng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian bị gián đoạn. Người tham gia BHXH tự nguyện được đóng 1 lần cho thời gian còn thiếu với mức đóng cao hơn mức đóng hàng tháng và đóng trước 1 lần cho thời gian về sau với mức đóng thấp hơn mức đóng hàng tháng.

Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà đóng không liên tục thì bị truy thu đóng BHXH, phải đóng BHXH theo thời gian bị gián đoạn cộng với tiền lại phạt chậm đóng BHXH. Tiền lãi được tính theo công thức như sau:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

  • Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
  • Pcđi: số tiền BHXH chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng) (2)

Trong đó:

  • Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
  • Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
  • Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
  • Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

  • Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
  • Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

  • Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK02-TS, ghi rõ thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện; Có phương thức đóng BHXH tự nguyện và nội dung thay đổi khác (01 bản).
  • Số tiền đóng BHXH tự nguyện tháng = Thu nhập làm căn cứ đóng X tỷ lệ đóng
  • Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo quy định hiện nay thấp nhất bằng với tiền lương cơ sở, cao nhất không quá 20 lần tháng tiền lương cơ sở, mức sau cao hơn mức trước liền kê là 50.000 đồng (1.150.000đ, 1.200.000đ, 1.250.000đ…).
  • Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH là 22% (cho 2 quỹ hưu trí và tử tuất). Ví dụ, bạn chọn thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo tiền lương cơ sở, tiền lương cơ sở hiện nay Chính phủ quy định là 1.490.000 đồng.
  • Số tiền phải đóng BHXH tự nguyện của 1 tháng là: (1.490.000đ x 22%) = 327.800 đồng.

Thời gian đóng bù bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời điểm đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện là trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng, trong 03 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần, trong 04 tháng đầu đối với phương thức 06 tháng một lần và trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần. Quá thời điểm quy định trên mà người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng thì được coi là tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội với cơ quan BHXH, việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó, trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Đối chiếu quy định nêu trên, việc đóng bù cho thời gian chậm đóng trước đó chỉ áp dụng với các phương thức đóng: hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, không có quy định về việc đóng bù cho thời gian chậm đóng đối với phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm một lần). 

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục đóng bù bảo hiểm xã hội chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục đóng bù bảo hiểm xã hội”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như văn bản thừa kế đất đai …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nhà nước quản lý về bảo hiểm xã hội là cơ quan nào?

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
– Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Bảo hiểm xã hội gồm những chế độ gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung 
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm