Thừa kế là một trong những phần quan trọng trong bộ luật dân sự. Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người khác cũng có quyền được hưởng di sản. Vậy cá nhân có được từ chối nhận di sản thừa kế hay không? Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Vậy cá nhân có được từ chối nhận di sản thừa kế?
Người thừa kế là gì?
Bộ luật dân sự quy định rõ ràng về Quyền thừa kế và người thừa kế tại Điều 609 và 613, cụ thể:
Điều 609.Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Có được từ chối nhận di sản thừa kế?
Di sản thừa kế là tài sản mà người chết để lại bao gồm tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Và mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền được hưởng di sản thừa kế.
Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Điều 620, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2.Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3.Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Việc nhận di sản được pháp luật xác định là một quyền, không ai có thể bị buộc phải nhận di sản, nếu không muốn. Vì thế, từ chối nhận di sản cũng được coi là quyền tự do ý chí của người thừa kế. Tuy nhiên nếu vì trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tài sản như: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng … thì không được phép từ chối.
Văn bản từ chối di sản thừa kế có cần công chứng?
Cũng theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Văn bản từ chối nhận di sản có thể được cơ quan công chứng chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân chứng thực nếu có yêu cầu của người từ chối nhận di sản nhưng không phải là trình tự bắt buộc.
Thời điểm được từ chối nhận di sản thừa kế
Khoản 3 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ một người chỉ được từ chối trước thời điểm mở thừa kế mà không phải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế như Bộ luật Dân sự 2005.
Như vậy, so với trước đây, thời gian để một người từ chối nhận thừa kế đã được mở rộng rất nhiều, không còn hạn chế trong thời gian hạn hẹp 06 tháng nữa.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Có được từ chối nhận di sản thừa kế hay không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Là quá trình chuyển dịch những tài sản của người đã chết sang cho những người còn sống theo ý muốn của người đó khi họ còn sống. Là hành vi pháp lý đơn phương của người đã chết khi lập ra bản di chúc. Giấy tờ này chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc bị chết. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.
Là quá trình dịch chuyển những tài sản thừa kế của người đã chết sang cho những người còn sống theo thứ tự hàng thừa kế, theo các điều kiện và theo các bước chia di sản do pháp luật dân sự quy định. Cách thức chia di sản theo pháp luật được quy định tại chương XXIII Bộ luật dân sự năm 2015.
Trong trường hợp việc từ nhận di sản nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với chủ thể khác thì họ sẽ không được phép thực hiện quyền từ chối nhận di sản mà bắt buộc phải nhận di sản do người khác để lại.