Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng năm 2023 như thế nào?

bởi Thanh Loan
Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng năm 2023

Vì những lợi ích trước mắt, nhiều người sử dụng đất sẵn sàng vi phạm các chế độ quản lý và sử dụng đất đai mà pháp luật nhà nước quy định. Một trong những hành vi vi phạm pháp luật đất đai phổ biến nhất của người sử dụng đất là hành vi lấn, chiếm đất nhằm mở rộng diện tích đất sử dụng cho mục đích riêng. Hành vi này không chỉ dừng lại khi người sử dụng đất lấn chiếm đất trống, đất chưa sử dụng, đất hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác mà còn trên phạm vi cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng sức mạnh quốc phòng. Bạn đọc cần lưu ý để tránh vi phạm, hãy tham khảo quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng năm 2023 như thế nào trong bài viết sau đây để biết thêm thông tin nhé!

Lấn chiếm đất quốc phòng là gì?

Đất quốc phòng là đất được sử dụng làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; đất sử dụng xây dựng căn cứ quân sự; đất sử dụng xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng; đất sử dụng làm ga, cảng quân sự; đất xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng; đất sử dụng xây dựng kho tàng quân sự; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà công vụ của quân đội; đất xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý; trừ trường hợp đất có công trình của quốc phòng xây dựng ngầm dưới lòng đất nhưng trên bề mặt đang sử dụng vào các mục đích khác.

Theo khoản 1 ĐIều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: “Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”

Tại khoản 2 Điều 3.Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi một số nội dung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, theo đó quy định:

“Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện những người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật”.

Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng năm 2023

Lấn, chiếm đất là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Chính vì vậy, khi người sử dụng đất lấn, chiếm đất quốc phòng trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

Thu hồi đất vi phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, đối với các trường hợp lấn, chiếm đất trái với quy định của pháp luật sẽ bị Nhà nước thu hồi lại phần đất đã lấn chiếm

Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng năm 2023
Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng năm 2023

Các hình thức xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP các hình thức xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp lấn, chiếm đất quốc phòng như sau:

Các hình thức xử phạt chính 

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
  • Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
  • Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
  • Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
  • Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
  • Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp theo quy định;

Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền) theo quy định. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định;

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm này, bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định này.

 Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 228 BLHS năm 2015, người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lấn chiếm đất quốc phòng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do vậy, việc phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng sẽ căn cứ tại khoản 3 Điều 14  Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Lưu ý: Trường hợp lấn, chiếm đất quốc phòng tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt nêu trên và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tiền thu lợi bất hợp pháp lấn chiếm đất quốc phòng sẽ được xác định dựa trên công thức nào?

Tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2023/TT-BQP có quy định về việc xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp khi lấn chiếm đất quốc phòng như sau:

Thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đất quốc phòng, tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ quy định tại khoản 46 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm về sử dụng đất quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây viết gọn là Nghị định số 91/2019/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ (sau đây viết gọn là Nghị định số 04/2022/NĐ-CP), người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 37 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP phải tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; trong đó:

a) Việc xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

Theo đó, số lợi bất hợp pháp do lấn chiếm đất quốc phòng có được do hành vi vi phạm sẽ được xác định dựa trên diện tích đất vi phạm, giá đất của bảng giá đất, Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất đang sử dụng thuộc chế độ sử dụng đất có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm và số năm vi phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định xử lý lấn chiếm đất quốc phòng năm 2023 như thế nào? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Các hình thứ xử lý lấn chiếm đất quốc phòng gồm những hình thức nào?

Thu hồi đất vi phạm
Các hình thức xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lấn, chiếm đất quốc phòng là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lấn, chiếm đất quốc phòng sẽ là 02 năm.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lấn, chiếm đất quốc phòng?

Căn cứ tại Chương III Nghị định 91/2019/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này tùy theo mức độ sẽ thuộc về UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm