Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh năm 2023

bởi Thanh Loan
Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh năm 2023

Việc thu hồi đất là bắt buộc nếu quỹ đất không còn hoặc quỹ đất không phù hợp cho mục đích sử dụng của Nhà nước. Một trong những mục đích thu hồi đất là vì mục đích quốc phòng, an ninh. Đây là trường hợp thu hồi đất, trong đó lý do nhà nước thu hồi đất cho người sử dụng đất là lấy đất để đáp ứng nhu cầu lớn và quan trọng của nhà nước mà không phải do lỗi của người dân. Để việc thu hồi đất diễn ra suôn sẻ, ổn định và người dân tuân thủ, quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật. Bài viết này Luật sư X sẽ hướng dẫn “trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh năm 2023”.

Khi nào Nhà nước thu hồi đất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Quy định về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh?

Căn cứ theo quy định Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai như sau: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.” Khái niệm này được đánh giá là chưa bao quát hết các trường hợp thu hồi đất, cũng như không đề cấp đến trình tự, thủ tục thu hồi đất, do đó trên cơ sở nội dung quy định về thu hồi đất, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý giải thích rằng: “Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất khi thuộc các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.”

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh là một trong các trường hợp được thu hồi đất một cách hợp pháp, là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất vì mục đích quốc phòng an ninh và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Các trường hợp cụ thể thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 61, Luật Đất đai, cụ thể như sau:

  • Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
  • Xây dựng căn cứ quân sự;
  • Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng ga, cảng quân sự;
  • Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
  • Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Các trường hợp này cũng là căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh bên cạnh căn cứ về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; và tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh năm 2023
Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh năm 2023

Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh năm 2023

Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất

Cơ quan tài nguyên và môi trường trình UBND cùng cấp phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, bao gồm những nội dung sau đây:

  • Lí do thu hồi đất;
  • Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở địa chính hiện có hoặc có quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;
  • Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
  • Dự kiến về kế hoạch di chuyển, bố trí tái định cư;
  • Giao nhiệm vụ kế hoạch di chuyển và tái định cư.

Bước 2: Lập thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án đó. Đồng thời thông báo quyết định thu hồi đất cũng sẽ được niêm yết và công khai tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải phải được lập thành biên bản và được xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng cũng như là những ai đồng ý và không đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Với những trường hợp không đồng ý phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư phải phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi để tổ chức đối thoại về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau đó hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án trên.

Bước 3: Việc quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 thì UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư trong một ngày.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án đó. Đồng thời thông báo cũng sẽ được niêm yết và công khai tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của dân cư nơi có đất thu hồi. Từ đó, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.

Bước 4: Quản lí đất đã được giải phóng mặt bằng

Đất đai sau khi đã được giải phóng mặt bằng thì tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lí quỹ đất để cơ quan nhà nước giao cho thuê hoặc đấu thầu vì mục đích khác.

Thẩm quyền tiến hành thủ tục thu hồi đất

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục thu hồi đất được xác định như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
  • Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
  • Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh có được bồi thường về đất không?

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường nếu đáp ứng một số điều kiện nêu trên. Theo đó, đối với trường hợp người sử dụng đất quốc phòng, an ninh khi Nhà nước thu hồi đất thì không thuộc trường hợp bồi thường về đất theo quy định

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh sẽ được bồi thường như thế nào về thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2013 ghi nhận hướng dẫn như sau:
“Điều 89. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh sẽ được bồi thường như thế nào về thiệt hại về cây trồng và vật nuôi?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 ghi nhận hướng dẫn như sau:
“Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm