Vì nhiều lý do (hai vợ chồng lấy nhau chưa đủ tuổi, bố mẹ đi xa, nhờ ông bà đăng ký những quên,…) mà nhiều gia đình không đăng ký khai sinh cho con đúng thời hạn quy định của pháp luật. Vậy làm thế nào để đăng ký khai sinh muộn trong trường hợp này? Quy định xử phạt đăng ký khai sinh quá hạn năm 2022 như thế nào? Trong bài viết này, Luật sư X gửi đến độc giả quy định về việc đăng ký khai sinh qua hạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về thời hạn đăng ký khai sinh cho con?
Thời hạn đăng ký khai sinh cho con được quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, khoản 1 Điều này quy định, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Nếu cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người có thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Việc đăng ký khai sinh không chỉ thuộc về riêng trách nhiệm của cha, mẹ hoặc ông, bà mà còn là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã cũng phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trong địa bàn theo đúng thời hạn mà pháp luật quy định. Trong trường hợp cần thiết, công chức tư pháp – hộ tịch có thể tổ chức đăng ký khai sinh lưu động.
Như vậy, thời hạn đăng ký khai sinh cho con là 60 ngày kể từ ngày đứa con chào đời. Các bậc làm cha, mẹ cần nắm rõ quy định này để thực hiện đăng ký khai sinh cho con đúng thời hạn.
Quy định xử phạt đăng ký khai sinh quá hạn năm 2022
Theo quy định trước đây, cụ thể là tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP, đăng ký khai sinh quá hạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con nhưng không thực hiện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).
Nghị định 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/9/2020) ra đời đã thay thế Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cho con theo pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Theo đó, Điều 37 quy định như sau:
“ Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký khai sinh quá hạn cho con đã bị bãi bỏ từ Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Cũng tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hình thứ xử phạt đối với các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh như sau:
(i) Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
(ii) Đối với các hành vi vi phạm như: (1) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; (2) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; (3) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Pháp luật hiện hành đã bãi bỏ quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đăng ký khai sinh không đúng thời hạn. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là có thể tùy ý đăng ký hoặc không đăng ký khai sinh cho con. Theo đó, những người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em vẫn phải thực hiện đăng ký khai sinh đúng thời hạn. Đồng thời, cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch trên địa bàn có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở để trẻ em được thực hiện thủ tục khai sinh theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, có thể thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con
Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký hộ tịch cấp xã
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch cấp xã. Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu
- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Bước 2: Cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ từ người có yêu cầu đăng ký khai sinh, cán bộ tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh
Nếu thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Mời bạn xem thêm:
- Trích lục khai sinh có phải là bản sao hay không?
- Đăng ký khai sinh không có chứng sinh có được không năm 2022?
- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi năm 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định xử phạt đăng ký khai sinh quá hạn năm 2022”. đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ hợp đồng chuyển nhượng xe máy… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 …. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh, cụ thể như sau:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trườnghợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động”.
Khi thực hiện đăng ký giấy khai sinh quá hạn, người đăng ký vẫn thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự thông thường. Thủ tục được quy định rõ tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
“1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.”