Hôn nhân nhận được sự quan tâm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang có ý định kết hôn. Việc kết hôn không chỉ là sự đồng ý của hai người mà còn phải tuân theo các quy định của pháp luật và pháp luật hiện hành. Thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm những gì? Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn. Để biết thêm thông tin chi tiết về đăng ký kết hôn hãy theo dõi bài viết “Quy trình đăng ký kết hôn được thực hiện như thế nào?” nhé.
Điều kiện đăng ký kết hôn
Căn cứ khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày chấm dứt hôn nhân. Quan hệ vợ chồng được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.
Khi đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cụ thể:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định;
– Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Bước đầu tiên là chuẩn bị các tài liệu kết hôn theo pháp luật. Nếu hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì hai bên tiến hành lập hồ sơ đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký kết hôn của cả hai bao gồm:
Khi đi làm giấy đăng ký kết hôn (làm giấy kết hôn) thì hai bên nam nữ phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
Khi đi đăng ký kết hôn cần những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);
– Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau:
* Giấy tờ phải nộp:
Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn.
* Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
+ Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Quy trình đăng ký kết hôn được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
– Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn và các giấy tờ như mục 2 cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
– Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn
Thời gian cấp đăng ký kết hôn là bao lâu?
Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định (theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Do đó, có thể thấy thời hạn cấp Giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi hai bên được xét đủ điều kiện kết hôn và được UBND nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã tư vấn và cung cấp một số thông tin có liên quan đến vấn đề “Quy trình đăng ký kết hôn được thực hiện như thế nào?” . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, thực hiện thủ tục pháp lý liên quan như Tranh chấp đất đai. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (Giấy đăng ký kết hôn).
Như vậy, giấy đăng ký kết hôn sẽ có 02 bản.
Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu?
Khi làm giấy đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đến UBND cấp huyện hoặc cấp xã, cụ thể:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài.