Thị trường luôn phức tạp và nhiều rủi ro nên chỉ cần chủ quan thôi cũng có thể phá hủy thương hiệu mà bạn đã dày công gây dựng. Đăng ký nhãn hiệu thành công đồng nghĩa với việc nhãn hiệu của bạn đã được pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm, sao chép nhãn hiệu đều bị coi là vi phạm pháp luật. Nắm rõ và áp dụng đúng quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự bảo hộ pháp lý về tính độc quyền nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình. Mời bạn đọc tham khảo bài viết về nội dung đăng ký thương hiệu của Luật sư X nhé!
Khái niệm đăng ký thương hiệu sản phẩm?
Để đăng ký nhãn hiệu, bạn phải tuân theo một số thủ tục do pháp luật quy định, trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tên bảo hộ. Hiện tại, chủ sở hữu nhãn hiệu của sản phẩm này có các quyền và lợi ích sau:
Thứ nhất, được độc quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm, cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác chỉ được phép sử dụng thương hiệu sản phẩm khi được chủ sở hữu thương hiệu sản phẩm cho phép hoặc chuyển giao;
Thứ hai, được các cơ quan nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với thương hiệu sản phẩm;
Thứ ba, có quyền yêu cầu cơ quan có thầm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu thương hiệu sản phẩm;
Thứ tư, người tiêu dùng sản phẩm sẽ có ấn tượng, nhận diện dễ dàng hơn đối với sản phẩm đã được đăng ký thương hiệu sản phẩm;
Thứ năm, hạn chế thấp nhất được những rủi ro về việc sao chép, trùng lặp với các nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu sản phẩm khác, tăng khả năng phân biệt, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu sản phẩm.
Với những lợi ích nêu trên, không có bất kỳ lý do nào để không đăng ký thương hiệu sản phẩm, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu cũng như góp phần thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu
Hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm mà bạn cần chuẩn bị cũng rất đơn giản:
- 02 đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm theo quy định của cục sở hữu trí tuệ
- 05 mẫu thương hiệu sản phẩm có kích thước chuẩn từ 08– 08 cm và trình bày theo khổ giấy định sẵn
- Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm
- Chứng từ, lệ phí đã nộp cho việc đăng ký thương hiệu sản phẩm
- Tài liệu khác (phụ thuộc vào nội dung từng đơn đăng ký)
Quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm năm 2023
Bước 1: Thiết kế thương hiệu cần đăng ký
Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.
Lưu ý: Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu, thương hiệu đăng ký phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Thương hiệu là hình dạng chữ, từ ngữ hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó.
- Thương hiệu đăng ký có khả năng phân biệt với thương hiệu khác cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ.
- Thương hiệu không có dấu hiệu trùng lặp với thương hiệu khác.
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu sau khi thiết kế xong
Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Bước 3: Theo dõi đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm
Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.
Bước 4: Nhận kết quả đăng ký thương hiệu sản phẩm
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?
Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ).
Nộp đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm ở đâu?
Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có duy nhất Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ thương hiệu sản phẩm. Do đó, chủ sở hữu thương hiệu sản phẩm có thể lựa chọn một trong các cách sau để nộp đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm:
Cách 1: Nộp trực tiếp đơn đăng ký và hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm tại địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ;
Cách 2: Gửi hồ sơ, đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm qua đường bưu điện, hoặc thông qua các đơn vị chuyển phát bưu kiện;
Cách 3: Thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để nộp hồ sơ (Công ty Luật Minh Khuê là một trong những tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận hoạt động).
Tuy nhiên, với mỗi cách thức khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của chủ sở hữu nhãn hiệu, chúng tôi khuyên Quý khách hàng nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua tổ chức quyền công nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí, đạt hiệu quả nhanh nhất.
Phí đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền?
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu năm 2020 đối với mỗi Đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường như sau:
(Đăng ký bảo hộ cho một Nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ):
Lệ phí nộp đơn: 150.000đ/đơn;
Phí thẩm định nội dung: 550.000đ;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000đ;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
Lệ phí đăng bạ: 120.000đ
Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000đ;
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình sửa đổi và bổ sung điều lệ công ty như thế nào?
- Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai như thế nào?
- Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất mới hiện nay
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về kết hôn với người Nhật Bản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 93, khoản 2 Điều 94 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 thì Giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Giấy chứng nhận thương hiệu có thể tiến hành gia hạn nhiều lần liên tiếp nhưng mỗi lần chỉ được tối đa 10 năm. Để gia hạn Giấy chứng nhận bảo hộ thì chủ văn bằng bảo hộ sẽ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
Để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bánh kẹo, hồ sơ bạn cần chuẩn bị:
+ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN và điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai;
+ 05 Mẫu nhãn hiệu; Mẫu nhãn hiệu sản phẩm phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai. Nếu không đăng ký bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải là đen trắng.
+ 01 Bản sao có công chứng Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, bạn cần tra cứu trong Bảng danh mục các nhóm hàng hóa/dịch vụ Ni – Xơ (phiên bản 10) để biết hàng hóa của doanh nghiệp bạn đăng ký ở nhóm nào, sau đó bạn điền thông tin đó vào tờ khai.
– Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn.
Sau đó, bạn nộp trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Địa chỉ: 384 – 386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Hà Nội.