Quy trình giải ngân vốn đầu tư công như thế nào?

bởi Hương Giang
Quy trình giải ngân vốn đầu tư công

Đầu tư công là một trong những giải pháp rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là hoạt động Nhà nước sử dụng nguồn vốn của mình để triển khai các dự án phát triển, đổi mới cơ cấu hạ tầng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật quy định thủ tục quy trình giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện như thế nào? Quy định về thời hạn tạm ứng và giải ngân vốn hàng năm ra sao? Cơ quan nào có chức năng kiểm soát và giải ngân vốn đầu tư công? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Vốn đầu tư công là gì?

Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019, vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 cũng quy định: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.”

Căn cứ những quy định trên, có thể hiểu vốn đầu tư công là nguồn vốn Nhà nước lấy từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ quan có liên quan để tiến hành thực hiện các chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thế nào là giải ngân vốn đầu tư công?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, Giải ngân vốn đầu tư công đối với vốn trong nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư là việc cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng hoàn thành (bao gồm cả thanh toán để thu hồi vốn tạm ứng) cho nhiệm vụ, dự án trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư; giải ngân vốn đầu tư công đối với vốn nước ngoài theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Nguyên tắc thực hiện kiểm soát và giải ngân vốn đầu tư công là gì?

Hoạt động kiểm soát và giải ngân đối với nguồn vốn đầu tư công của những cơ quan nói trên được thực hiện dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2021/NĐ-CP như sau:

(1) Sau khi nhận được văn bản phân bổ chi tiết vốn kế hoạch đầu tư công (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đối với các nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, đã được phân bổ, điều chỉnh phân bổ vốn kế hoạch, cơ quan kiểm soát, thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện dự án), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán vốn cho nhiệm vụ, dự án.

(2) Vốn đầu tư công thanh toán cho từng công việc, hạng mục của nhiệm vụ, dự án không được vượt dự toán được duyệt đối với trường hợp tự thực hiện hoặc thực hiện không theo hợp đồng. Tổng số vốn thanh toán cho nhiệm vụ, dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số vốn đầu tư công giải ngân cho nhiệm vụ, dự án trong năm cho các công việc, hạng mục của nhiệm vụ, dự án không vượt vốn kế hoạch trong năm đã bố trí cho dự án.

(3) Đối với các chi phí được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trong tổng mức đầu tư (hoặc dự toán được duyệt) được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện kiểm soát, thanh toán đảm bảo không vượt giá trị tính theo tỷ lệ quy định.

Quy trình giải ngân vốn đầu tư công
Quy trình giải ngân vốn đầu tư công

(4) Cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần giải ngân cho đến khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng thì chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau” cho từng lần giải ngân của hợp đồng. Cơ quan kiểm soát, thanh toán hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm soát, thanh toán trong hệ thống, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định hiện hành.

(5) Đối với dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, dự án đầu tư công tuyệt mật của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền làm nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán tiến hành kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công cho các đơn vị thụ hưởng theo đề nghị của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về việc kiểm soát, thanh toán do mình thực hiện.

(6) Cách thức giao dịch tại cơ quan kiểm soát, thanh toán (giao dịch trực tiếp tại cơ quan kiểm soát, thanh toán hoặc giao dịch điện tử):

a) Đối với trường hợp giao dịch tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, cách thức giao dịch theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

b) Đối với trường hợp giao dịch qua cơ quan kiểm soát, thanh toán khác, cách thức giao dịch theo quy định của cơ quan kiểm soát, thanh toán nơi thực hiện giao dịch.

Như vậy, trên đây là một số quy định về việc quản lý, thanh toán nguồn vốn đầu tư công cũng như hoạt động kiểm soát và giải ngân vốn đầu tư công của các cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình giải ngân vốn đầu tư công như thế nào?

Theo quy định của Luật Đầu tư công, Quy trình giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện theo quy trình 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Quốc hội ban hành Nghị quyết về giao kế hoạch đầu tư công của cả nước với các chỉ tiêu tổng hợp cơ bản, số phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương.

Bước 2: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao kế hoạch đầu tư năm cho các bộ, ngành, địa phương theo tổng mức vốn; giao chi tiết tổng mức vốn ngân sách trung ương và danh mục chi tiết công trình. Từ kế hoạch năm 2020, Thủ tướng Chính phủ chỉ giao tổng mức và cơ cấu cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019.

Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định giao từng bộ, địa phương chi tiết danh mục và mức vốn từng dự án nguồn vốn ngân sách trung ương. Quy định này được bãi bỏ khi Luật Đầu tư công năm 2019 có hiệu lực thi hành.

Bước 4: Các bộ, ngành, địa phương giao chi tiết cho các đơn vị/chủ đầu tư.

Bước 5: Các đơn vị trên cơ sở kế hoạch năm (hạn mức vốn) được giao tổ chức thực hiện (đấu thầu, ký hợp đồng, giám sát thi công, nghiệm thu, hoàn tất hồ sơ đưa ra cơ quan kho bạc thanh toán).

Sau khi Luật Đầu tư công năm 2019 có hiệu lực thi hành, kể từ kế hoạch năm 2020 chỉ còn các bước Quốc hội giao tổng thể. Thủ tướng Chính phủ giao số tổng cho các bộ, ngành, địa phương. Các bộ, ngành, địa phương giao chi tiết từng dự án cùng mức vốn. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện. Việc giao chi tiết đến từng dự án của các bộ/địa phương phải hoàn thành trước 31/12 năm trước năm kế hoạch.

Như vậy, giải ngân vốn đầu tư công được xem là khâu cuối cùng trong quy trình triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm của dự án (ngoài bước quyết toán ngân sách năm và quyết toán dự án hoàn thành). Cơ chế quản lý giải ngân vốn đầu tư công được thiết kế xoay quanh mối quan hệ giữa ba chủ thể trên:

(1) Chủ đầu tư và nhà thầu hoàn thiện hồ sơ thanh toán;

(2) Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan kiểm soát kiểm tra;

(3) Cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện thanh toán cho đối tượng thụ hưởng.

Cơ quan nào có chức năng kiểm soát và giải ngân vốn đầu tư công?

Cơ quan có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán nguồn vốn đầu tư công được quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, gồm:

(1) Cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước dành để đầu tư.

(2) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện kiểm soát thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư của đơn vị mình.

(3) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào nhiệm vụ, phân cấp quản lý, ủy quyền cho một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, dự án đầu tư công tuyệt mật của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông báo cho Bộ Tài chính.

Quy định về thời hạn tạm ứng và giải ngân vốn hàng năm

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, quy định về thời hạn tạm ứng, giải ngân vốn hàng năm và thời hạn kiểm soát, giải ngân vốn của cơ quan kiểm soát như sau:

  1. Về thời hạn tạm ứng vốn:

Vốn kế hoạch hàng năm của dự án được tạm ứng đến hết ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trường hợp tạm ứng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau năm kế hoạch).

  1. Về thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành:

Vốn kế hoạch hàng năm của dự án được thanh toán cho khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu đến hết ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch, thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau năm kế hoạch (trong đó có thanh toán để thu hồi vốn tạm ứng).

  1. Trường hợp kéo dài thời gian giải ngân vốn theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn luật hiện hành của Chính phủ, thời hạn giải ngân theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  2. Thời gian kiểm soát, thanh toán vốn: tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư theo quy định tại Nghị định này, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng) và đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện kiểm soát, thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định. Đối với các khoản tạm ứng vốn hoặc thực hiện thanh toán theo hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau”, thời hạn kiểm soát, thanh toán trong 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy trình giải ngân vốn đầu tư công” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tranh chấp thừa kế đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Kho bạc Nhà nước có phải là cơ quan duy nhất có chức năng kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công không?

Câu trả lời là không. Cơ quan có trách nhiệm kiểm soát, giải ngân nguồn vốn đầu tư công được quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, gồm:
(1) Cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước dành để đầu tư.
(2) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện kiểm soát thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư của đơn vị mình.
(3) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào nhiệm vụ, phân cấp quản lý, ủy quyền cho một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, dự án đầu tư công tuyệt mật của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông báo cho Bộ Tài chính.

Cơ chế quản lý giải ngân vốn đầu tư công được thiết kế xoay quanh mối quan hệ giữa ba chủ thể nào?

Cơ chế quản lý giải ngân vốn đầu tư công được thiết kế xoay quanh mối quan hệ giữa ba chủ thể sau::
(1) Chủ đầu tư và nhà thầu hoàn thiện hồ sơ thanh toán;
(2) Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan kiểm soát kiểm tra;
(3) Cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện thanh toán cho đối tượng thụ hưởng.

Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công được áp dụng cho những dự án nào?

Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư công được áp dụng cho những dự án quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, gồm:
– Dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
– Nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư sử dụng vốn đầu tư công.
– Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gồm: vốn đầu tư công thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm; hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được tách thành tiểu dự án trong dự án PPP và chi phí bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
– Dự án đầu tư công sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm