Quy trình tiếp nhận cán bộ như thế nào?

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, sau khi biết tin đậu bổ nhiệm là cán bộ tôi rất vui. Tuy nhiên, tôi không biết quy định tiêp nhận cán bộ như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cán bộ là một trong những đối tượng được hưởng biên chế của nhà nước và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Vậy cán bộ là gì? Quy trình tiếp nhận cán bộ hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Cán bộ là gì?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Trong biên chế.
  • Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
  • Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, ở cấp huyện.

Quy định này được nêu cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Nghĩa vụ của cán bộ

* Nghĩa vụ của cán bộ đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân

  • Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
  • Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân.
  • Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

* Nghĩa vụ của cán bộ trong thi hành công vụ

  • Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
  • Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
  • Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của cán bộ là người đứng đầu

Ngoài việc thực hiện các nghia vụ trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  • Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
  • Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
  • Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cán bộ được xếp lương như thế nào?

Hiện nay, hướng dẫn xếp lương của cán bộ vẫn được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP với các bảng lương:

  • Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
  • Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Theo đó, cán bộ vẫn được xếp lương theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số được nêu cụ thể tại các bảng lương nêu trên.

Mức lương cơ sở hiện nay năm 2021 vẫn đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2022, khi cả nước thực hiện cải cách tiền lương, thì sẽ xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

  • Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của lãnh đạo cấp trên phải cao hơn của người lãnh đạo cấp dưới.
  • Không phân biệt mức lương khi cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương…

Quy trình tiếp nhận cán bộ

Quy trình tiếp nhận cán bộ hiện nay
Quy trình tiếp nhận cán bộ hiện nay

Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Cá nhân tập hợp đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ.
  • Bước 2: Phòng Quản lý Cán bộ công chức, viên chức xem xét giải quyết thủ tục hành chính này.
  • Bước 3: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ.

Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc (Từ khi nhận đủ hồ sơ)

Đối tượng thực hiện: Cá nhân        

Cơ quan thực hiện TTHC: 

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nội vụ.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

Kết quả thực hiện:

  • Quyết định hành chính             
  • Văn bản chấp thuận       

Hô sơ tiếp nhận cán bộ

Tiếp nhận đối với các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức từ cơ quan đảng, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước hoặc từ các cơ quan, đơn vị ngoài tỉnh về nhận công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc tỉnh Điện Biên
1. Đơn xin chuyển công tác
2. Quyển lý lịch cán bộ, công chức, viên chức
3. Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức, viên chức
4. Bản sao các loại giấy tờ: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận sức khỏe do đơn vị y tế cấp huyện trở lên cấp;
5. Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng;
6. Quyết định tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền; Các quyết định khen thưởng, kỷ luật; Các quyết định khác có liên quan;
7. Các bản tự kiểm điểm nhận xét đánh giá hàng năm.
8. Các bản nhận xét, đánh giá của cơ quan đối với cán bộ, công chức, viên chức;
9. Đơn, thư kèm văn bản thẩm tra, xác minh, biên bản, kết luận của cơ quan có thẩm quyền;
10. Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
+ Trường hợp tiếp nhận cán bộ, công chức từ khối Đảng, đoàn thể phải có văn bản đồng ý cho chuyển của cơ quan Đảng, đoàn thể đang quản lý cán bộ, công chức;
+ Trường hợp tiếp nhận cán bộ, công chức từ doanh nghiệp phải có văn bản đồng ý cho chuyển của doanh nghiệp (cá nhân phô tô sổ BHXH);
+ Trường hợp tiếp nhận cán bộ, công chức từ cơ quan Nhà nước ngòai tỉnh phải có văn bản đồng ý cho chuyển hoặc giấy liên hệ công tác của cơ quan có thẩm quyền;
11. Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mà cán bộ, công chức, viên chức xin chuyển đến.
Thời gian giải quyết công việc: 07 ngày (ngày làm việc) đối với hồ sơ hợp lệ.

Mẫu quyết định tiếp nhận cán bộ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy trình tiếp nhận cán bộ hiện nay “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thành lập công ty trọn gói; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Việc xếp loại chất lượng cán bộ, công chức được chia thành bao nhiêu mức?

Tại khoản 3 và khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 quy định:
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau: – Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. – Hoàn thành tốt nhiệm vụ. – Hoàn thành nhiệm vụ. – Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ, công chức được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác. 3. Việc xử lý cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ:
– Đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.
– Đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc.
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.

Phí quyết định tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận cán bộ là bao nhiêu?

– Không thu phí

Cách thức thực hiện tiếp nhận cán bộ?

– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
– Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm