Hiện nay khi bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập, việc giao thương giữa các quốc gia trở nên dễ dàng, thuận tiện, theo đó mà vai trò của ngành xuất nhập khẩu ngày càng quan trọng. Nhu cầu của người sử dụng hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng lên, việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm rõ quy định pháp luật về quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá để tránh những vi phạm hành chính không đáng có. Vậy hiện nay quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thế nào? Những loại hàng hóa nào bị cấm xuất nhập khẩu vào Việt Nam? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là “Export – Import”. Bản chất là một quá trình trao đổi, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Xuất nhập khẩu tạo ra các mối liên kết kinh doanh với các nước đã và đang phát triển kinh tế trong khu vực; mở rộng thị trường để hội nhập với thế giới. Đây có thể được xem như là lĩnh vực phát triển và đáng quan tâm nhất hiện nay.
Quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành
Về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra, căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, có nội dung cụ thể như sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
+ Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
+ Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
+ Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
– Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.
Về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
– Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
– Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định này.
– Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
– Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
– Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.
Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 diễn ra thế nào?
Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
– Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
– Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Để xuất khẩu được hàng hóa ra nước ngoài, công ty của bạn cần phải thực hiện theo thủ tục theo Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP được đưa ra phía trên.
Những loại hàng hóa nào bị cấm xuất nhập khẩu vào Việt Nam?
Theo Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Theo đó, hàng hóa cấm xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 diễn ra thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Mẫu hợp đồng mua bán ô tô cũ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ theo quy định
- Thủ tục nhập hộ khẩu cho Việt Kiều năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì:
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài; hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu trở lại là việc hàng hoá được đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật; và có làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Xuất xứ hàng hóa được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005
“14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất; ra toàn bộ hàng hoá; hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp; có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.”
Hàng hóa xuất xứ thuần túy
Các mặt hàng được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc do lãnh thổ, vùng lãnh thổ hoặc nhóm nước sản xuất toàn bộ theo quy định cho bộ luật do Chính phủ ban hành như: Các sản phẩm được sản xuất từ cây trồng hoặc cây trồng được trồng, thu hoạch tại nhóm nước, nước hay vùng lãnh thổ đó; Các động vật trong nhóm nước, nước hay vùng lãnh thổ được sinh sống, sinh ra và lớn lên tại các khu vực này.
Các mặt hàng có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nhóm nước, một nước hay một vùng lãnh thổ hay còn coi là có xuất xứ không thuần túy khi hàng hóa đó đáp ứng được các tiêu chuẩn do Bộ Công Thương quy định thuộc Danh mục quy tắc.