Vật quyền từ xưa đến nay được xem là phạm vi truyền thống của quyền tài sản. Pháp luật hiện hành có những quy định các loại quyền của chủ sở hữu đối với tài sản. Ngoài ra có tồn tại quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản. Trong đó có quyền hưởng dụng tài sản được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 2015.
Chào luật sư. Gia đình tôi có con đang chuẩn bị đi học đại học xa nhà. Vì vậy, chúng tôi vừa mua một căn nhà ở thành phố mong muốn cho con toàn quyền sử dụng. Ngoài ra căn nhà khá rộng nên có thể cho con tôi quyết định cho người khác thuê để kiếm thêm tiền tiêu. Nhưng cháu còn nhỏ tôi không muốn sang tên luôn cho nó. Vậy có cách nào chỉ cho cháu quyền sử dụng, cho thuê lại mà không cần sang tên vẫn hợp pháp không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư X xin tư vấn trường hợp trên cụ thể qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Khái niệm của quyền hưởng dụng tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự 2015 về khái niệm được hiểu như sau:
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Hưởng dụng ở đây bao gồm việc được sử dụng và cả khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ vật thuộc sở hữu của chủ thể khác. Việc quy định như vậy, cho phép các chủ thể có quyền nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác như quyền sử dụng và quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó. Nhưng việc khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đó chỉ diễn ra trong một khoảng thời hạn nhất định.
Thông thường đối tượng tài sản được hưởng dụng là những loại tài sản khi khai thác hoa lợi, lợi tức không làm suy yếu, mất đi hay ảnh hưởng. Thời gian thực hiện quyền hưởng dụng là một thời hạn nhất định. Thời hạn hưởng dụng do thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người hưởng dụng hoặc được pháp luật quy định, dựa trên di chúc. Khi hết thời hạn này thì chấm dứt quyền hưởng dụng, chủ thể hưởng dụng có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Sự khác nhau giữa quyền sử dụng và quyền hưởng dụng tài sản
Quyền sử dụng được quy định tại mục 1 của Chương XIII Bộ luật dân sự Điều 189, 190, 191. Cơ sở pháp lý quyền hưởng dụng quy định tại từ Điều 257 đến Điều 266 Bộ luật dân sự 2015. Quyền sử dụng là một trong những nội dụng phạm vi quyền lợi của chủ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Điểm khác nhau rõ ràng nhất giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng ở chỗ mặt chủ thể. Chủ thể hưởng dụng có quyền thu hoa lợi, lợi tức đó mà không cần đến ý chí của chủ sở hữu tài sản. Còn người sử dụng tài sản thì chỉ có quyền này nếu có sự thỏa thuận với chủ sở hữu của tài sản. Chủ thể hưởng dụng không phải là chủ sở hữu tài sản.
Ví dụ: Khi giao kết hợp đồng thuê nhà, thì người thuê chỉ được quyền sử dụng. Nếu muốn cho người khác thuê lại thì phải có sự đồng ý của người sở hữu nhà. Đối với người hưởng dụng có quyền quyết định cho người khác thuê khai thác tài sản.
Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng tài sản
Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng dựa theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Thời hạn tối đa của quyền hưởng dụng là đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân. Đối với pháp nhân thì tối đa 30 năm hoặc và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại.
Quyền của người hưởng dụng quy định tại Điều 261 bao gồm:
- Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản;
- Khi thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu thì có quyền yêu cầu hoàn trả chi phí;
- Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản
Quyền lợi đi kèm với nghĩa vụ. Theo Điều 262 quy định nghĩa vụ của người được hưởng dụng tài sản:
- Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu có quy định;
- Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản;
- Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình;
- Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường;
- Khôi phục và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do lỗi của mình;
- Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết về Quyền hưởng dụng là gì? Quy định pháp luật về quyền hưởng dụng tài sản. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ thêm thông tin sau khi tham khảo bài viết.
Trường hợp quý khách hàng đang gặp vấn đề tương tự cần hỗ trợ hãy đăng ký dịch vụ tư vấn gặp luật sư của chung tôi qua số điện thoại Hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trong Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về đối tượng quyền hưởng dụng nhưng qua quy định về của quyền hưởng dụng, chủ thể quyền hưởng dụng và thời hạn. Quyền hưởng dụng có thể được xác lập trên tất cả các tài sản được quy định trong pháp luật gồm: Bất động sản hữu hình (đất đai, nhà ở.. ) và động sản. Đặc biệt, có thể xác lập quyền hưởng dụng trên cả tài sản tiêu hao và tài sản không tiêu hao.
Căn cứ theo quy định Điều 265 Bộ luật dân sự 2015 về chấm dứt quyền hưởng dụng. Và Điều 263 không có quy định về chủ sở hữu tự ý đòi lại tài sản không có căn cứ, không được sự chấp thuận của người hưởng dụng. Trừ trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. Khi đó chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản quy định Điều 263: “Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập; Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.” Ngoài ra, chủ sở hữu có nghĩa vụ không được gây khó khăn, xâm phạm đến người hưởng dụng thực hiện quyền lợi.