Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc

bởi letrang19012000
Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc

Xin chào Luật sư X. Hôm qua, có một con gà mái đi lạc vào nhà tôi. Sáng nay, gà có đẻ mấy quả trứng. Vậy nếu như tôi không tìm được chủ của con gà này thì tôi có được sở hữu nó hay không? Rất mong luật sư cho tôi biết thêm về quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc. Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Gia cầm là gì?

Căn cứ Khoản 7 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa gia cầm:

Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Hoa lợi là gì?

Căn cứ Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về hoa lợi, lợi tức như sau:

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm thất lạc

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ xác lập quyền sở hữu:

“Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.”

Như vậy, theo quy định nêu trên sau đây là trường hợp có căn cứ xác lập quyền sở hữu:

  • Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
  • Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
  • Thu hoa lợi, lợi tức.
  • Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
  • Được thừa kế.
  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
  • Chiếm hữu, được lợi về tài sản trong thời hạn 10 năm với động sản, 30 năm với bất động sản.
  • Trường hợp khác do luật quy định.
Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc
Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc

Đồng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 232 Bộ luật Dân sự 2015 quy định xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

“Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.”

Theo quy định trên, có thể thấy pháp luật có hướng ưu tiên bảo vệ cho chủ sở hữu gia cầm hợp pháp, do vậy, trong trường hợp một người bắt được gia cầm của một người bị thất lạc thì phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc. Thông báo công khai với hình thức và nội dung như thế nào luật không quy định cụ thể do còn phụ thuộc vào tập quán, điều kiện của từng địa phương, từng vùng khác nhau.

Như vậy, trường hợp chiếm hữu gia súc, gia cầm bị thất lạc mà phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định thì sẽ có thể xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc đó.

Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc

Căn cứ theo khoản 2 Điều 232 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thât lạc như sau:

Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

Do đó, trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với gia súc thất lạc

Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Trường hợp không tìm được chủ gia súc: Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

Trường hợp tìm được chủ sở hữu gia súc: Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm bị thất lạc. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quyền sở hữu là gì?

Quyền sở hữu là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản; quyền sở hữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu?

Quyền sở hữu cũng có thể được xác lập trong những trường hợp cụ thể khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, các trường hợp cụ thể này đều có thể được phân loại vào một trong hai nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu nêu trên.
– Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
– Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức như thế nào?

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.
Về mặt nguyên tắc, chủ sở hữu là người có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản của mình. Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức. Quyền sử dụng có thể chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm