Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xử lý như thế nào?

bởi ThuHa
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xử lý như thế nào?

“Xin chào luật sư. Hiện nay việc xâm phạm sở hữu trí tuệ phổ biến với nhiều hành vi. Vậy hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay sẽ bị xử phạt ra sao? Theo quy định pháp luật hiện nay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xử lý như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Cụ thể như sau:

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xử lý như thế nào?
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xử lý như thế nào?

Căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

Căn cứ xác lập quyền tác giả:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Căn cứ xác lập quyền liên quan đến quyền tác giả:

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Căn cứ xác lập quyền đối với giống cây trồng:

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xử lý như thế nào?

Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự và theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

– Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

– Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Như vậy, việc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, dân sự và hình sự nếu thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xử lý như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ như sau: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Đối tượng nào được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
– Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Hành vi nào xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ?

Hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là hành vi xâm phạm đến các đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Các hành vi đó bao gồm:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả;
Hành vi xâm phạm các quyền liên quan;
Hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí;
Hành vi xâm phạm về bí mật kinh doanh;
Hành vi xâm phạm về nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm