Nghị định 105/2006/NĐ-CP về Sở hữu trí tuệ

bởi Thảo Thảo
Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Thuộc tính pháp lý

Số hiệu:105/2006/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/09/2006Ngày có hiệu lực:21/10/2006
Ngày công báo:06/10/2006Số công báo:Từ số 11 đến số 12
Tình trạng hiệu lực:Hết hiệu lực một phần

Xem trước và tải ngay nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung quan trọng của nghị đinh

Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, gồm việc xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; xác định thiệt hại; yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm bằng các biện pháp.

Theo đó các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử bằng các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự:

  • Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
  • Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
  • Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luôn hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý cho quý khách. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833102102

Mời bạn đọc xem thêm: Hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ xử lý như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Các yếu tố để xác định có hành vi xâm phạm sáng chế?

Để xác định là có hành vi xâm phạm sáng chế cần:
– Sản phẩm; bộ phận sản phẩm trùng; tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
– Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
– Sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
Và căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Cách xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra?

Thiệt hại là những tổn thất về tinh thần; vật chất mà hành vi xâm phạm gây ra đối với chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ. Do đó được coi là có tổn thật khi lợi ích vật chất; tinh thần có thật và thuộc về người bị hại. Có sự suy giảm hoặc mất lợi ích khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Để xác định mức độ thiệt hại cần dựa trên chứng cứ về thiệt hại; kể cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại.

Để một hành vi được xem xét là hành vi xâm phạm cần căn cứ vào đâu?

Dựa theo Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP là hành vi xâm phạm khi có đủ:
– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm