Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới năm 2023

bởi Gia Vượng
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới năm 2023

Chuyển nhượng nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện ở Cục Sở hữu Trí tuệ để tiến hành chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới. Quá trình này là quá trình pháp lý quan trọng để thay đổi quyền sở hữu và quản lý nhãn hiệu. Nó đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình quy định để đảm bảo tính hợp pháp và đảm bảo bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Tham khảo Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới năm 2023 tại bài viết sau.

Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực

Chuyển nhượng nhãn hiệu là thủ tục hành chính quan trọng, được thực hiện tại Cục Sở hữu Trí tuệ để chuyển giao quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi quyền sở hữu và quản lý của một nhãn hiệu, đặc biệt trong môi trường kinh doanh và thương mại ngày nay.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong điều 148 Luật sở hữu trí tuệ.

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Theo quy định trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới năm 2023,,

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chuẩn pháp lý

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là một biểu mẫu hoặc tài liệu mà người có ý định chuyển nhượng quyền sở hữu của một nhãn hiệu sử dụng để lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu từ chủ sở hữu hiện tại (bên chuyển nhượng) sang chủ sở hữu mới (bên nhận chuyển nhượng). Mẫu hợp đồng này chứa các điều khoản, điều kiện và thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch chuyển nhượng nhãn hiệu.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [24.27 KB]

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu năm 2023

Trong quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu, các bước quan trọng bao gồm việc xác định giá trị của nhãn hiệu, ký kết hợp đồng chuyển nhượng giữa chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới, và sau đó nộp hồ sơ và giấy tờ liên quan đến Cục Sở hữu Trí tuệ để tiến hành quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu năm 2023 như sau:

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới năm 2023,,

Bước 1: Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hai bên nhận và chuyển sẽ thỏa thuận về việc ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trước khi soạn thảo và ký kết hợp đồng

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ theo các đầu mục được liệt kê như trên, đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục SHTT

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:

– Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

– Tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

– Cuối cùng là công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu còn thiếu sót Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

– Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; và:

– Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

Cục sở hữu trí tuệ sẽ ghi nhận thông tin chủ sở hữu mới trên giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

Phí chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình được quy định bởi pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Quá trình này thường bao gồm việc xác định giá trị của nhãn hiệu, ký kết hợp đồng chuyển nhượng giữa chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới, và sau đó nộp hồ sơ và giấy tờ liên quan đến Cục Sở hữu Trí tuệ để tiến hành quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu.

Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bao gồm những khoản chi phí sau đây:

– 120.000 Đồng (Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)

– 230.000 Đồng (Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu (mỗi đối tượng):)

– 120.000 Đồng (Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)

 – 550.000 Đồng (Phí thẩm định đơn (mỗi đối tượng): 550.000 đồng (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận))

– 600.000 Đồng (Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết (mỗi đối tượng)

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu tại đâu?

Hồ sơ đăng ký ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ

Hiện nay có mấy hình thức chuyển nhượng nhãn hiệu?

Chuyển nhượng nhãn hiệu có 2 hình thức bao gồm:
(i) Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu:
Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu có nghĩa nhãn hiệu mới đang giai đoạn thẩm định (đã nộp nhãn hiệu) nhưng nhãn hiệu chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
(ii) Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu cũ sang chủ sở hữu nhãn hiệu mới (nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm