Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất năm 2023

bởi Nguyễn Tài
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc được xem là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tác sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định nào đó, sẽ không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký. Tuy nhiên, để được thừa nhận và bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp lợi nhuận về quyền tác giả xảy ra, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả với tác phẩm sáng tạo của mình. Vậy, mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc gồm những gì? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao nên đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc?

Về bản chất, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức nhất định, tức sản phẩm âm nhạc sẽ được tự động phát sinh quyền tác giả mà không bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả vẫn được tư vấn rằng nên làm thủ tục đăng ký quyền tác giả với sản phẩm của mình. Vậy, tại sao nên đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc?

Trước hết, đăng ký quyền tác giả được hiểu là một thủ tục hành chính được tiến hành bởi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tới cơ quan đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đăng ký. Sau khi được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ sở hữu tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm đã đăng ký trên lãnh thổ Việt Nam. Việc đăng ký bản quyền tác giả là hình thức không bắt buộc, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả sẽ được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Vì vậy, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó.

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất năm 2023

Tuy nhiên, đăng ký quyền tác giả vẫn là thủ tục không thể thiếu và đem lại nhiều lợi ích cho tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, có thể gồm:

  • Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.
  • Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu và phần lợi nhuận thu được một phần sẽ thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả/ tác giả. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng… trong công ty.

Trong thực tế việc chứng minh quyền sở hữu khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó khăn, đặc biệt là những tác phẩm bạn sáng tạo ra từ rất lâu. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả. Vì thông qua việc đăng ký bản quyền, bạn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm.

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất

Thủ tục đăng ký quyền tác giả là thủ tục không thể thiếu đối với các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trong đó, loại giấy tờ quan trọng nhất để thực hiện thủ tục này là mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Theo Mẫu số 04 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL thì bạn có thể tham khảo và tải về miễn phí mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất hiện nay có dạng như sau:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [1.56 MB]

Hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả với tác phẩm am nhạc là loại giấy tờ quan trọng nhất trong thủ tục đăng ký quyền tác giả với loại hình tác phẩm này. Do đó, việc ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đúng và đầy đủ sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu. Mời các bạn tham khảo chi tiết hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả dưới đây để hoàn thiện mẫu tờ khai chuẩn theo quy định hiện hành nhé.

(1) Trường hợp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho cá nhân, ký nháy từng trang Tờ khai; trường hợp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tổ chức, đóng dấu giáp lai Tờ khai.

(2) Phát hành bản sao để phổ biến tới công chúng như xuất bản, ghi âm, ghi hình, in ấn, đăng tải lên mạng viễn thông, mạng Internet và các hình thức khác.

(3) Cam đoan: Nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với những tác phẩm chứa nội dung liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục, sức khỏe, danh dự, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, thì phải cam đoan: không có nội dung, hình ảnh vi phạm, không xuyên tạc, không gây ảnh hưởng tới các vấn đề này.

(4):

4.1. Khai đầy đủ các đồng tác giả (nếu có) và nêu rõ vai trò của từng đồng tác giả trong sáng tạo tác phẩm;

4.2. Trường hợp tác giả đã chết, ghi rõ năm tác giả chết tại mục này.

(5), (7) Khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, nếu có.

(6) Khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có.

(8) Trường hợp đăng ký cho tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả là người ký tên trên Tờ khai.

Trường hợp đăng ký cho chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu quyền tác giả là người ký tên và đóng dấu (trong trường hợp là tổ chức) trên Tờ khai.

Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì phải có chữ ký của tất cả các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả. Tờ khai có thể do một trong số các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả ký tên nếu có văn bản ủy quyền của các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả còn lại theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Bên cạnh mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ. Việc chuẩn bị đúng các loại giấy tờ sẽ bảo đảm quá trình đăng ký tại Cục bản quyền tác giả trở nên thuận lợi, dễ dàng, Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;

– 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử);

– Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền theo quy định pháp luật

– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:

+ Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

+ Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

– Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.

Khi đã hoàn thiện hồ sơ, Quý vị có thể nộp hồ sơ về một trong các địa chỉ như sau của Cục Bản quyền tác giả như sau:

– Trụ sở chính Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:

Địa chỉ tại Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Mức phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Bên cạnh việc chuẩn bị đúng các loại giấy tờ hồ sơ hợp lệ, trong quá trình đăng ký quyền tác giả, Cục bản quyền tác giả sẽ yêu càu các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đóng một khoản phí nhất định để hỗ trợ cho quá trình đăng ký trở nên thuận lợi, dễ dàng, Theo đó, tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC có quy định mức thu phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như sau:

Như vậy, mức phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là 100.000 đồng/giấy chứng nhận.

Mức thu này áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả lần đầu. Trường hợp xin cấp lại thì mức thu bằng 50% mức thu lần đầu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?

Điểm b Khoản 5 Điều 38 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Theo Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Điều kiện để đăng ký bản quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc?

Để một bài hát được đăng ký bản quyền cần đáp ứng các điều kiện:
– Bài hát phải được thể hiện dưới dạng vật chất;
– Bài hát phải được chính tác giả sáng tạo, không được sao chép, đạo nhái từ người khác;
– Bài hát không xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng, hay quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm