Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ?

bởi Thanh Tri
Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, quyền tác giả là quyền của cá nhân do tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc tổ chức đối với tác phẩm sở hữu. Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm nghệ thuật, văn học và khoa học. Như vậy Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ?

Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc: “Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ?“. Hy vọng bài viết có thể có thể hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Cơ sở pháp lý

Định nghĩa quyền tác giả

Quyền tác giả (còn được gọi là bản quyền hay tác quyền), đây là thuật ngữ rất phổ biến trên thực tế và được hiểu là quyền của tác giả đối với tác phẩm của họ. Quyền tác giả là đối tượng được bảo vệ của Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy chính xác quyền tác giả là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) quy định về quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Như vậy, quyền tác giả chính là quyền của chủ thể được coi là tác giả đối với sản phẩm do chính bản thân mình sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm đó. Lưu ý là không phải tác phẩm nào cũng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả. Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) quy định về tác phẩm như sau:

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm bao gồm cả tác phẩm nguyên gốc, tác phẩm phái sinh hoặc tác phẩm đã công bố.

Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ?

Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả
a. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ

Một tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì sẽ được bảo hộ. Tuy nhiên, không phải cứ là tác phẩm thì sẽ đương nhiên được pháp luật bảo hộ mà Luật sở hữu trí tuệ hiện nay đã liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ trong Điều 14 cũng như quy định những loại hình tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả tại Điều 15.

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

  1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
    • a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
    • b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
    • c) Tác phẩm báo chí;
    • d) Tác phẩm âm nhạc;
    • đ) Tác phẩm sân khấu;
    • e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
    • g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
    • h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
    • i) Tác phẩm kiến trúc;
    • k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
    • l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
    • m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  1. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  2. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
  3. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ
Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ?

Thời điểm quyền tác giả phát sinh được xác định theo quy định như sau:

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên đây gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, ngay khi tác phẩm được sáng tạo, ra đời và tồn tại dưới hình thức có thể nhận biết được thì quyền tác giả cũng đồng thời phát sinh luôn từ thời điểm đó.

Có bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả không?

Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay từ khi được sáng tạo ra mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đó đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền hay chưa.

Do đó, để được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm không cần phải đăng ký với Cục Bản quyền tác giả.

Tuy nhiên, nếu không đăng ký quyền tác giả thì khì xảy ra tranh chấp, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả phải chứng minh được tác phẩm của mình được tạo ra trước. Nhiều trường hợp rất khó để chứng minh được điều này.

Ngược lại, nếu tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mà mình đã sáng tạo ra, tác giả sẽ được đảm bảo một số quyền lợi sau đây:

  • Đảm bảo chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép, xuyên tạc tác phẩm đó.
  • Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả như một sự tuyên bố về quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng, sao chép tác phẩm thì phải có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Khi xảy ra tranh chấp, thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu không cần phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình.
  • Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, có thể sử dụng để góp vốn hay định giá tài sản doanh nghiệp.

Vì vậy nêu có nhu cầu đăng ký quyền tác giả, cá nhân, tổ chức có thể tìm đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục này đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

Các quyền lợi mà chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng

Theo Điều 19 và 20 của Luật SHTT, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được bảo hộ tự động về cả quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả

Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì có quyền nhân thân bao gồm:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
  • Cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

Đối với chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền sau:

  • Công bố, phổ biến hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình (trừ trường hợp tác giả và chủ sở hữu có những thỏa thuận khác);
  • Cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình (trừ trường hợp tác giả và chủ sở hữu có những thỏa thuận khác).
  • Quyền tài sản thuộc quyền tác giả

Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như sau:

  • Được hưởng nhuận bút;
  • Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng. Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản. Tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình. Ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, cải biên, chuyển thể, cho thuê…;
  • Được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
  • Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì được hưởng các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả, bao gồm:
  • Nhuận bút, thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
  • Được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

Ngoài ra, đối với chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức. Cụ thể như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn. Phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, cải biên, chuyển thể, cho thuê…

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quyền tác giả phát sinh khi nào và điều kiện bảo hộ?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Khai thác quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật. Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình.

Quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ khi nào?

Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng chỉ được xác lập khi được cấp văn bằng bảo hộ. văn bằng bảo hộ là căn cứ pháp lý để chủ sở hữu độc quyền khai thác, sử dụng và tực hiện các quyền dân sự khác.

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là quyền gì?

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là gì? Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra. Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động, phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm