Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất năm 2023

bởi MinhThu
Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất

Sáng chế là đối tượng được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ tại Việt Nam. Là đối tượng có khả năng bị xâm phạm cao nên khi có sáng chế, việc đầu tiên các nhà sáng chế phải làm là đi đăng kí để sáng chế có được sự bảo hộ tuyệt đối của phát luật, tránh cho những người khác có âm mưu xâm phạm và khi có xâm phạm cũng có thể có pháp luật đưa ra những biện pháp, chế tài xử lý hợp lý. Vậy nên cần phải nắm rõ được trình tự, thủ tục đăng kí sáng chế.

Bài viết sau sẽ cung cấp “Mẫu đơn đăng kí sáng chế mới nhất”. Luật sư X hi vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích đến cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Sáng chế là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật SHTT thì sáng chế là: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật SHTT.

Chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế.

Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất
Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất

Đối tượng được quyền đăng ký bảo hộ sáng chế

Điều 86 Luật SHTT quy định các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, bao gồm:

  • Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật SHTT.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Thủ tục đăng ký sáng chế

Bước 1: Phân loại sáng chế

Sáng chế phải được phân loại sáng chế quốc tế (IPC) chính xác trước khi nộp đơn đăng ký, trường hợp sáng chế chưa được phân loại hoặc phân loại không đúng khi nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cử chuyên viên thực hiện phân loại và người nộp đơn phải mất thêm chi phí phân loại theo quy định.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký sáng chế

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký, sau đó tiến hành nộp tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Có thể nộp đơn trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Bước 3: Thẩm định hình thức

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn:

Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, đồng thời nêu rõ lý do, thiếu sót khiến đơn đăng ký sáng chế bị từ chối.

Bước 4: Công bố đơn đăng ký

Đơn đăng ký sẽ được đăng trên công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

Đơn sẽ được tiến hành thẩm định nội dung khi có yêu cầu từ phía người nộp đơn. Việc này để đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế theo các điều kiện bảo hộ để xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung không quá 18 tháng kể từ ngày đơn được công bố nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

  • Nếu sáng chế đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục SHTT ra quyết định cấp Bằng độc quyền sáng chế cho chủ đơn.
  • Nếu sáng chế không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Đơn đăng ký sáng chế gồm những nội dung gì?

Mẫu đơn đăng ký sáng chế bao gồm các nội dung chính gồm: Nguồn gốc đơn, tên sáng chế, thông tin về chủ đơn (đại diện của chủ đơn), tác giả, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế, yêu cầu thẩm định nội dung, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, phí và lệ phí, các tài liệu có trong đơn và cam kết của chủ đơn.

Ngoài ra, đơn đăng ký sáng chế có thể bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ với những lý do sau đây:

“Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;

c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.”

Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất

Hướng dẫn điền đơn chi tiết

  • Nguồn gốc đơn: Có thể là đơn tách hoặc đơn chuyển đổi… Nếu thuộc trường hợp nào thì tích dấu x vào ô vuông tương ứng với mục đó.
  • Tên sáng chế: Ghi tên do chủ sở hữu đặt. Tên này phải đồng bộ với các tên được ghi trong các tài liệu khác.
  • Phân loại sáng chế quốc tế: Việc phân loại này được căn cứ vào bảng phân loại quốc tế sáng chế dịch từ bản tiếng anh của WIPO công bố.
  • Chủ đơn: Điền đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, điện thoại… Nếu chủ đơn đồng thời là tác giả sáng chế thì đánh dấu x vào ô vuông tương ứng.
  • Đại diện của chủ đơn: Nếu thuộc trường hợp nào thì đánh dấu x vào ô vuông tương ứng: Là người uỷ quyền hay người đại diện theo pháp luật… Nội dung này cũng cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại, email…
  • Tác giả: Tương tự như trên, trong mục này cần ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, điện thoại… của tác giả.
  • Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: Nếu có yêu cầu hưởng một trong các quyền ưu tiên thì đánh dấu x vào ô vuông tương ứng với yêu cầu đó và ghi thông tin liên quan. Nếu không có yêu cầu thì bỏ trống.
  • Yêu cầu thẩm định nội dung: Tương tự như trên. Nếu không có nhu cầu thì có thể bỏ qua phần này.
  • Chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế: Nếu sau khi thẩm định nội dung, sáng chế này không đáp ứng điều kiện bảo hộ, không được cấp bằng độc quyền sáng chế thì có thể đổi sang bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu có yêu cầu. Lúc này, sẽ đánh dấu x vào ô vuông tương ứng.
  • Phí, lệ phí: Nếu đã nộp những khoản phí, lệ phí gì thì đánh dấu x vào ô vuông bên cạnh tương ứng, gồm các loại: Lệ phí nộp đơn, phí thẩm định hình thức, yêu cầu sửa đơn, phí công bố đơn, phí thẩm định nội dung… kèm số tiền đã nộp ở cột thứ ba tương ứng.
  • Các tài liệu có trong đơn: Ghi đầy đủ các tài liệu tối thiểu (tờ khai, bản mô tả, chứng từ nộp phí, lệ phí…) và các tài liệu khác (bản tóm tắt, bản dịch, giấy uỷ quyền…). Đồng thời, ghi rõ số trang, số bản cũng như ngôn ngữ được sử dụng…
  • Cam kết của chủ đơn: Ghi rõ địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, ký và đón dấu (nếu có) vào mục này.

Sau khi đã hoàn thành việc điền đầy đủ tờ khai (đơn) đăng ký sáng chế, người có yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến co quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục đăng kiểm xe máy nhập khẩu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng không được bảo hộ sáng chế là gì?

Theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
Cách thức thể hiện thông tin;
Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
Giống thực vật, giống động vật;
Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”

Thời hạn bảo hộ sáng chế

Theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế như sau:
“Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm