Mẫu giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

bởi Hương Giang
Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, hoạt động chuyển giao công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Hoạt động này chịu sự quản lý của nhà nước, do đó, để được chuyển giao công nghệ thì cần phải làm giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận gồm những gì? Thời hạn cấp giấy chứng nhận là bao lâu? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

Trong thời buổi hiện này, việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất ở mọi lĩnh vực sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước. Khi muốn chuyển giao công nghệ, cá nhân, tổ chức cần nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ gồm những gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ khoản 3 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:

– Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

– Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.

Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ 2024

Doanh nghiệp T nhận thấy công nghệ sản xuất thủy hải sản của tổ chức tại quốc gia Y có thể đem lại lợi nhuận cao, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên đã thỏa thuận chuyển giao công nghệ của tổ chức này. Do đó, Doanh nghiệp T muốn làm giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ nhưng không biết làm đơn này như thế nào. Nếu có cùng thắc mắc trên thì mời quý độc giả tham khảo và tải về mẫu giấy phép này tại đây:

Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là bao lâu?

Hiện nay, hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước diễn ra rất phổ biến. Để được chuyển giao công nghệ thì cần phải mất một thời gian nhất định để được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Thời hạn cấp giấy chứng nhận là bao lâu, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp GCN đăng ký chuyển giao công nghệ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp GCN đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bên cạnh đó, GCN đăng ký chuyển giao công nghệ sẽ có hiệu lực theo Điều 32 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

– GCN đăng ký chuyển giao công nghệ có hiệu lực kể từ ngày cấp.

– Cơ quan cấp GCN đăng ký chuyển giao công nghệ có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực GCN đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

+ Vi phạm nội dung trong GCN đăng ký chuyển giao công nghệ;

+ Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đăng ký chuyển giao công nghệ;

+ Theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận và được hưởng hỗ trợ, ưu đãi theo quy định của pháp luật mà Giấy chứng nhận bị hủy bỏ hiệu lực thì phải hoàn trả Nhà nước các khoản hỗ trợ, ưu đãi đã được nhận theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, sau khi ký kết xong hợp đồng chuyển giao công nghệ trong bí kíp kỹ thuật của mình thì bạn bắt buộc phải đăng ký chuyển giao công nghệ. Và hồ sơ, thủ tục đăng ký bạn tham khảo phía trên.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Có thể hiểu, chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc cá nhân, tổ chức sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Hoạt động này cần phải thông qua sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận là cơ quan nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ khoản 7 Điều 30 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ

  1. Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì phải đề nghị cấp Giấy phép mới.
  2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, mẫu Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, mẫu Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Ngoài những thông tin mà chúng tôi cung cấp phía trên, bạn đọc hãy tham khảo thêm một số dịch vụ của LSX như Kết hôn với người nước ngoài hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký gia hạn nội dung chuyển giao công nghệ bao gồm những loại giấy tờ nào?

Tại Khoản 2 Điều 33 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định về hồ sơ đăng ký gia hạn nội dung chuyển giao công nghệ như sau:
2. Hồ sơ đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ;
b) Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực văn bản gia hạn, sửa đổi, bổ sung; trường hợp không có văn bản bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
Theo đó, khi tiến hành đăng ký gia hạn nội dung chuyển giao công nghệ thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã được nêu trên.

Cơ quan nhà nước từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào?

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;
+ Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;
+ Nội dung hợp đồng trái với quy định của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm