Phát minh và sáng chế có những điểm gì khác nhau?

bởi Quỳnh
Phát minh và sáng chế có những điểm gì khác nhau?

Phát minh và sáng chế là những thành quả đặc biệt của quá trình nghiên cứu khoa học. Hiện nay, hai khái niệm này thường được dùng thay thế cho nhau bằng văn nói. Tuy nhiên, xét về góc độ pháp lý thì đây là hai khái niệm có sự khác biệt. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm phát minh với sáng chế. Vậy điểm khác nhau giữa phát minh và sáng chế là như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật sở hữu trí tuệ của Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Phát minh là gì?

Phát minh là việc phát hiện một sự vật, một hiện tượng; hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên; và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật.

Ví dụ: Newton phát minh ra Định luật vạn vật hấp dẫn. Có thể thấy, phát minh là khám phá về quy luật khách quan trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; có khả năng áp dụng để giải thích thế giới nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất; hoặc đời sống mà phải thông qua sáng chế; không có giá trị thương mại, không được bảo hộ pháp lý.

Thế nào là sáng chế?

Căn cứ tại Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Giải pháp kỹ thuật được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay chất mới; hay sử dụng cơ cấu, phương pháp cũ theo chức năng mới. Như vậy, sáng chế được tồn tại chủ yếu thông qua hai dạng của giải pháp kỹ thuật là sản phẩm hay quy trình; thông qua đó chúng đã tạo điều kiện cho xã hội loài người trải qua những bước phát triển tột bậc, ngày càng văn minh và hiện đại hơn.

Ví dụ: Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT.

Phân biệt phát minh và sáng chế

Về bản chất:

+ Phát minh chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; không có tính mới; có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất; hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật; nó không có giá trị thương mại.

+ Sáng chế: không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính; nhân lực mới có thể tạo ra; có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại; trong thực tế người ta có thể chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế; hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế.

Hình thức bảo hộ:

+ Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả; không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.

+ Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.

Điều kiện bảo hộ:

+ Phát minh: thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.

+ Sáng chế: được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ. Đó là: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp. Và tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế mà phát minh không có tiêu chí này.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng không được bảo hộ sáng chế là gì?

Theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”

Trình độ sáng tạo của sáng chế là gì?

Theo Khoản 1 Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”

Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế là gì?

Theo Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm