Tội xâm phạm quyền tác giả trên internet bị xử phạt ra sao?

bởi Thanh Loan
Tội xâm phạm quyền tác giả trên internet bị xử phạt ra sao?

Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ và mở rộng. Cùng với sự phát triển này, quyền sở hữu trí tuệ cũng là một yếu tố. Có thể thấy, internet là một thị trường màu mỡ, khi các tác phẩm nối tiếp nhau ra đời. Bên cạnh những mặt tích cực, do nền tảng quá rộng lớn và phức tạp, Internet cũng tồn tại nhiều mặt tiêu cực như vi phạm nhân quyền, quyền tác giả và quyền liên quan. Kéo theo đó là sự xuất hiện của các hành vi vi phạm bản quyền trên Internet. Làm thế nào một tác giả có thể biết tác phẩm nào vi phạm bản quyền của mình? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet qua bài viết dưới đây.

Quyền tác giả là gì?

Về khái niệm quyền tác giả ta căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm 2009) quy định như sau:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Theo quy định trên có thể hiểu  quyền tác giả là một quyền được pháp luật công nhận cho cá nhân hoặc tổ chức, bao gồm những quyền cụ thể  như  việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; được phép  sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng và quyền cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

Bên cạnh đó, tại điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005  cũng có quy định:

“Điều 18. Quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.”

Có thể thấy, một cá nhân hoặc tổ chức khi được pháp luật trao quyền tác giả thì sẽ  bao gồm các quyền là  quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền tác giả sẽ có một số đặc điểm như: Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Và cuối cùng là quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là gì?

Theo quy định của pháp luật, có thể hiểu hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là hành vi chiếm đoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới mọi  hình thức. Hành vi này sẽ gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả mà không có sự đồng ý của tác giả diễn ra trên internet.

Quyền tác giả khá rộng, tuy nhiên không phải tất cả quyền tác giả đều được bảo hộ trên internet. Theo quy định của pháp luật có thể xác định  các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trên internet bao gồm:

Thứ nhất, đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí;Tác phẩm âm nhạc;Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Thứ hai, đối với tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy nếu không gây ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Thứ ba, đối với tác phẩm được bảo hộ như đã nêu trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Tội xâm phạm quyền tác giả trên internet bị xử phạt ra sao?
Tội xâm phạm quyền tác giả trên internet bị xử phạt ra sao?

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet

Pháp luật đã có quy định rất rõ về các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet, cụ thể căn cứ theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định như sau:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Tội xâm phạm quyền tác giả trên internet bị xử phạt ra sao?

Quyền tác giả cũng là một quyền của sở hữu trí tuệ. Vì vậy, khi xảy ra những hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet thì cũng áp dụng những biện pháp xử lý của Luật SHTT để xử lý. Cụ thể như:

Biện pháp dân sự:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

Biện pháp hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với từng trường hợp sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp để xử lý.

Biện pháp hình sự:

Trường hợp cá nhân, pháp nhân thương mại còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi cá nhân, pháp nhân thương mại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Tội xâm phạm quyền tác giả trên internet bị xử phạt ra sao?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mẫu hợp đồng kiểm toán… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 … để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nhà nước quản lý quyền tác giả trên Internet?

Theo điểm b Khoản 1 Điều 18 của Luật An ninh mạng thì vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng. Trong khi đó, quyền tác giả là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Vậy quyền tác giả trên không gian mạng cũng được nhà nước bảo vệ như quyền tác giả ngoài thực tế.
Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet chính là Cục bản quyền Việt Nam.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có được bảo hộ quyền tác giả?

Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Và tại Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:
“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm