Khi người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận sẽ làm việc với nhau trong một khoảng thời gian nhất định thì thông thường sẽ ký kết một bản hợp đồng gọi là hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc. Hợp đồng này được thành lập dựa trên thoả thuận của hai bên và có hiệu lực trước pháp luật. Khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ có một quyết định được đưa ra gọi là quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc là gì?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
Quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc là gì?
Quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động là quyết định thường được đưa ra khi người lao động hoặc người sử dụng lao động đưa ra những quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Quyết định này được xuất phát từ hành vi chấm dứt hợp đồng lao động.
Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động theo một trong các trường hợp được quy định bởi pháp luật.
Có nhiều lý do để chấm dứt hợp đồng lao động, như hết thời hạn hợp đồng, thỏa thuận giữa hai bên, đơn phương chấm dứt của một bên, sa thải, cắt giảm lao động, nghỉ hưu hoặc do các nguyên nhân khách quan khác. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, các bên cần tuân thủ về thời gian báo trước theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019.
>> Xem thêm: Che giấu tội phạm phạt bao nhiêu năm tù
Các trường hợp quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Có nhiều lý do dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động không chỉ là đơn phương chấm dứt. Những lý do này có thể đến từ người lao động hoặc người sử dụng lao động. Vậy cụ thể quy định của pháp luật về những trường hợp này như thế nào? Hãy tham khảo thông tin sau của chúng tôi.
Căn cứ theo Điều 34, Bộ luật lao động 2019 được chính phủ ban hành ngày 20/11/2019 quy định 13 trường hợp chấm dứt HĐLĐ như sau:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”
Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật là gì?
Dù vì lý do gì thì khi chấm dứt hợp đồng lao động bạn nên lựa chọn cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Điều này sẽ giúp bạn giảm trừ được khá nhiều những rắc rối có thể xảy ra sau quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của bạn. Hãy tham khảo những cách chấm dứt hợp đồng lao động dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ theo các quy định nêu đã nêu bên trên. Hiện nay có nhiều cách để người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật như:
1) Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp: do hết thời hạn, hoàn thành công việc, bị kết án, bị trục xuất, mất năng lực, mất tích hoặc chết.
2) Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên.
3) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của một bên, nhưng phải tuân thủ các quy định về thời gian báo trước cho bên còn lại.
4) Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế hoặc do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
5) Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu công văn giải thể công đoàn cơ sở 2024
- Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024
- Mức thuế kinh doanh hộ gia đình 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, người lao động và người sử dụng lao động sẽ có những lợi ích sau:
– Người lao động sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…. Người lao động cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động, không bị kiện tụng hoặc xử phạt hành chính vì vi phạm pháp luật lao động. Người sử dụng lao động cũng sẽ duy trì được uy tín và mối quan hệ tốt với người lao động.
Ngoài ra, chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động tìm kiếm những công việc và nhân lực phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35, Bộ luật lao động người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tuy nhiên sẽ phải báo trước. Thời gian báo trước như sau:
Báo trước ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Báo trước ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt người lao động không cần phải báo trước như: Bị quấy rối tình dục nơi làm việc; bị nhục mạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm; không được bố trí công việc như thỏa thuận; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn…