Rút đơn trình báo công an như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Rút đơn trình báo công an

Rút đơn trình báo tội phạm là một trong những quyền của người dân; khi 02 bên đã tự thỏa thuận, giải quyết với nhau hoặc do có nhầm lẫn trong việc tố cáo. Tuy nhiên, với mục đích răn đe của pháp luật; không phải mọi trường hợp người bị hại rút đơn trình báo; thì người bị tố cáo sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa. Vậy việc ” rút đơn trình báo công an” được quy định như thế nào?.

Câu hỏi: Tôi bị mất trộm máy tính, tuy nhiên đã được trả lại từ người ăn trộm. Trước đó tôi đã gửi trình báo lên Công an; nhưng bây giờ lại không muốn người đó phải đi tù nữa. Nếu tôi rút đơn trình báo thì người người đó có bị tội gì không?.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Có được rút đơn trình báo công an không?

Khởi tố vụ án hình sự là một trách nhiệm của cơ quan chức năng tiến hành tố tụng; nhằm duy trì trật tự, cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân, nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì pháp luật có quy định cho phép; rút đơn trình báo công an, hay rút đơn khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Căn cứ vào quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:


Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự dựa theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định; tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự; khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ; trừ trường hợp có căn cứ xác định; người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ; do bị ép buộc, cưỡng bức; thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố; thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Rút đơn trình báo công an
Rút đơn trình báo công an


Đối chiếu với Bộ luật hình sự hiện hành; thì những tội phạm sau đây sẽ được khởi tố khi có yêu cầu:

+, Khoản 1 Điều 134 : Tội cố ý gây thương tích hoặc có thể gây tổn hại sức khỏe của người khác.

+, Khoản 1 Điều 135 : Tội cố ý gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

+, Khoản 1 Điều 136: Tội cố ý gây thương tích hoặc tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc có thể do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

+, Khoản 1 Điều 138: Tội vô ý gây thương tích hoặc tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+, Khoản 1 Điều 139: Tội vô ý gây thương tích hoặc tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; do vi phạm quy tắc nghề nghiệp; hoặc do quy tắc hành chính

+, Khoản 1 Điều 141: Tội hiếp dâm

+, Khoản 1 Điều 143: Tội cưỡng dâm

+, Khoản 1 Điều 155: Tội làm nhục người khác

+, Khoản 1 Điều 226: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố có yêu cầu rút đơn trình báo công an; thì vụ án phải được đình chỉ. Trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố; trái với ý muốn của họ do bị ép buộc hay cưỡng bức; thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra; Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Thủ tục rút đơn trình báo công an

Để rút đơn khởi tố theo yêu cầu thì cần thực hiện theo thủ tục sau:

– Người được quyền yêu cầu rút đơn trình báo công an yêu cầu rút đơn tố cáo tội phạm; ( hiện nay, đơn tố cáo tội phạm của bị hại chính chính là đơn yêu cầu khởi tố vụ án); đến cơ quan chức năng (cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân); nơi tiến hành tố tụng vụ án.

– Chuẩn bị những giấy tờ tùy thân đối với người bị hại; và các giấy tờ chứng minh là người đại diện theo pháp luật của bị hại.

– Phải chứng minh được việc rút đơn của bị hại là tự nguyên và không bị ép buộc.

Quyền lợi và nghĩa vụ khi có yêu cầu rút đơn khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của bị hại

Trong những trường hợp như trên thì được rút đơn khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại; hoặc là người đại diện theo pháp luật của bị hại là người dưới 18 tuổi; hoặc người có nhược điểm về tâm thần, thể chất hoặc có thể đã chết.
– Quyền lợi được xác định ở đây là: việc yêu cầu rút đơn trình báo công an; được thực hiện tự nguyện, không bắt buộc. Trong trường hợp không phải do tự nguyện thì yêu cầu đó được xem là vô hiệu. Vụ án vẫn được thực hiện tố tụng bình thường ( Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015).
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án cần được đình chỉ; trừ trường hợp dựa vào căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố; trái với ý muốn của họ do bị ép buộc hay cưỡng bức thì tuy người đã rút yêu cầu; Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Nghĩa vụ được xác định là: khi đã tự nguyện yêu cầu rút đơn khởi tố; thì không được yêu cầu khởi tố lại;( quy định tại khoản 3 Điều 155 BLTHHS năm 2015)
– Bị hại hoặc là người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố; thì không có quyền yêu cầu lại; trừ các trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc hay cưỡng bức.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Rút đơn trình báo công an” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngừng công ty;  Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền rút đơn trình báo công an?

Các chủ thể sau đây có quyền rút đơn khởi tố: Bị hại và người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất hoặc đã chết.
Được quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định thì cha và mẹ là người đại diện cho người chưa thành niên.

Có phải trong mọi trường hợp khi rút đơn trình báo công thì vụ án đều bị đình chỉ?

Chỉ có một số trường hợp người bị hại rút đơn khởi tố theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự thì vụ án mới được đình chỉ. Cong trong các trường hợp khác thì cho dù người bị hại có rút đơn nhưng vụ án vẫn sẽ được đưa ra truy tố xét xử.

Trường hợp phát hiện ra việc rút đơn trình báo công an trái với ý muốn củ người bị hại thì xử lý như thế nào?

Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm