Rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào?

bởi letrang19012000
Rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào?

Xin chào Luật sư X. Trước đây, tôi có chung vốn làm ăn với một người bạn bằng hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hiện nay, do điều kiện gia đình, tôi muốn rút vốn góp. Vậy việc rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào? Luật sư có thể giúp tôi tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này không? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. (khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013)

Do vậy, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức của chuyển quyền sử dụng đất.

Rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào?

Thủ tục rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

– Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại; góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:

  • Xác nhận việc xóa cho thuê, cho thuê lại, rút vốn góp vào Giấy chứng nhận theo quy định và trao cho bên cho thuê, cho thuê lại, bên góp vốn. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp và trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất mà đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lại đất, bên nhận góp vốn thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; Bên nhận góp vốn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng với thời điểm xóa cho thuê, cho thuê lại đất, rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Thực hiện việc xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, rút vốn góp vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào?
Rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào?

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt khi nào?

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
  • Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;
  • Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
  • Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
  • Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

Xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn như thế nào?

Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như sau:

  • Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại. Trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc bên góp vốn quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước cho bên nhận góp vốn tiếp tục thuê đất nếu có nhu cầu;
  • Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó;
  • Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân. Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;
  • Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư; phí chuyển đổi tên sổ đỏ; hoặc các dịch vụ liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty;…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải chuyển quyền sở hữu đất không?

Theo điều 35 Luật doanh nghiệp 2020: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định:
– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Như vậy, đất đai là tài sản có đăng ký quyền sở hữu nên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản này.

Thời hạn giải quyết đối với hồ sơ rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất là bao nhiêu ngày?

Thời hạn giải quyết đối với hồ sơ rút vốn góp bằng quyền sử dụng đất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Đất tham gia vào góp vốn cần có điều kiện gì?

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm