Làm giấy khai sinh cho con là thủ tục quan trọng, bởi điều này công nhận tư cách công dân. Tuy nhiên, cũng có nhiều bố mẹ quên mất việc đăng ký khai sinh cho con. Sau một thời gian đi khai sinh thì bị phạt. Việc chẫm trễ việc đăng ký xuất phát từ quan điểm đăng ký cho con bao giờ cũng được. Vậy theo quy định, sinh con sau bao lâu phải đi đăng ký khai sinh cho con? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lí
Nội dung tư vấn
Sinh con bao lâu phải đăng ký khai sinh theo quy định ?
Việc khai sinh cho con là nghĩa vụ của bố, của mẹ; của những người có nghĩa vụ liên quan trong trường hợp bố, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con. Bao gồm: ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Sau khi sinh 24h kể từ khi được sinh ra; thì cha/mẹ, người có trách nhiệm phải tiến hành đăng ký khai sinh con.
Nếu con chết trước 24 giờ thì không phải khai sinh trừ trường hợp có yêu cầu. Được cụ thể hóa từ Điều 30 Bộ Luật dân sự 2015:
Điều 30: Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định. Tuy nhiên, việc đăng ký khai sinh là nghĩa vụ; thì việc khai sinh cho con trong một thời gian nhất định cũng là một nghĩa vụ mà bố mẹ cần tuân thủ.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định như sau:
Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân; tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ đứa trẻ được sinh ra; bố mẹ hoặc người có trách nhiệm đăng ký; khai sinh phải tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.
Thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp); văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh; giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).
- Các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân; hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;
- Đăng ký kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn);
- Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể,
- Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
Sau khi chuẩn bị được các giấy tờ, hồ sơ trên, người đi đăng ký; Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh theo hướng dẫn.
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha; hoặc người mẹ.
Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, UBND xã phường có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra trên địa bàn mình quản lý. UBND có thẩm quyền quản lý ở đây có thể là UBND nơi cha mẹ đăng ký thường trú; tạm trú; hoặc UBND xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế. Theo đó, thủ tục làm khai sinh cho trẻ được quy định thẩm quyền rộng rãi. Giúp thủ tục này được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.
Điều 13: Thẩm quyền đăng ký khai sinh:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai Trường hợp lý lịch của trẻ có yếu tố nước ngoài. Tức là trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì người đi đăng ký sẽ nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
- Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm nhận và kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, xét thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp thì tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
- Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký; khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
- Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Tùy thuộc vào yêu cầu của người đăng ký, Cán bộ tư pháp-Hộ tịch sẽ tiến hành cấp bản sao.
Thời hạn giải quyết: 01 ngày. Trường hợp cần xác minh thì không quá 05 ngày làm việc.
Lệ phí: Thủ tục làm giấy khai sinh không mất lệ phí. Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ cần thiết để chứng minh quyền công dân và là nó gắn liền với cuộc đời của một con người. Bởi vậy, việc khai sinh cho bé tuy đơn giản nhưng rất quan trọng.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014, có thể yêu cầu tòa án xác định cha cho con. Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:
– Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con;
– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của mẹ;
– Giấy khai sinh của con;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con
Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.