Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về vấn đề sinh con thứ 3 hiện nay được quy định như thế nào? Trước đây vợ chồng tôi có kế hoạch là chỉ sinh 2 cháu. Thật ra chúng tôi cũng muốn sinh đông con nhưng vì cả hai vợ chồng đều đi làm nên không có nhiều thời gian chăm các con được. Tuy nhiên hôm trước khi đi họp tổ dân phố thì chúng tôi được thông báo rằng hiện nay nhà nước khuyến khích những nhà có điều kiện nên sinh con thứ 3. Và khi sinh con thứ 3, các gia đình này sẽ được hỗ trợ. Không biết hiện nay thì sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không theo quy định? Hình thức hỗ trợ của Nhà nước đối với gia đình sinh con thứ 3 là như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn, Tôi xin cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi và tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề này, quan điểm của chúng tôi được thể hiện như sau:
Danh mục các tỉnh và thành phố theo mức sinh hiện nay như thế nào?
Hiện nay thì để phân chia tỉ lệ sinh con ở các tỉnh, có thể chia làm các nhóm bao gồm: vùng có mức sinh thấp, vùng có mức sinh cao và vùng mức sinh thay thế. Cụ thể danh mục các tỉnh và thành phố theo mức sinh hiện nay như sau:
– Vùng mức sinh thấp gồm 21 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.
– Vùng mức sinh cao gồm 33 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đắk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đắk Lắc, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Thừa Thiên Thuế, Quảng Nam, Hà Nam và Hải Dương.
– Vùng mức sinh thay thế gồm 09 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.
Chính sách duy trì mức sinh thay thế hiện nay như thế nào?
Sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không? Chính sách duy trì mức sinh thay thế hiện nay thì có những đặc điểm riêng. Những chính sách hiện nay nhằm thực hiện việc bình ổn, phát triển dân số được quy định cụ thể như sau:
Đối với các vùng có mức sinh cao:
– Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã có đủ 02 con và tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai dài hạn được hỗ trợ khuyến khích bằng tiền hoặc hiện vật.
– Cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản và vượt các chỉ tiêu về vận động phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã có đủ 02 con, tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai dài được khuyến khích, hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Đối với các vùng có mức sinh thấp:
Căn cứ vào thực tiễn, địa phương lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi
Sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không theo quy định?
Sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bởi lẽ hiện nay khi nuôi nấng, chăm sóc một đứa trẻ chúng ta cần có nguồn lực về vật chất lẫn tinh thần. Sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không? Chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ vào mục tiêu chính sách dân số và thực tiễn, để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, địa phương lựa chọn quyết định một số nội dung cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ cho cặp vợ chồng sinh 02 con một bề cam kết không sinh thêm con như:
+ Tôn vinh, biểu dương việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, con học giỏi, thành đạt;
+ Miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua BHYT học sinh;
+ Hỗ trợ sữa học đường;
Căn cứ vào quy định nêu trên, hiện nay Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng cho phụ nữ khi sinh con thứ 3, thứ 4.
Chính sách hỗ trợ phụ nữ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con thế nào?
Hiện nay nhà nước ta có chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con. Phần lớn những phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ lấy chồng và sinh con sớm. Chính vì vậy, việc quan tâm và nâng cao nhận thức người dân cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Cụ thể như sau:
Ngày 15/4/2016 Liên bộ Y tế, Tài chính, Lao động TB&XH ban hành Thông tư Liên tịch số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH quy định chi tiết Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
Đối tượng được hỗ trợ là phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- 1. Sinh một hoặc hai con;
- 2. Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- 3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
- 4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
- 5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
- 6. Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
- 7. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);
- 8. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;
- 9. Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không? có được hưởng chế độ thai sản không? Có thể thấy rằng khi mang thai người phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Sau khi sinh con họ không thể đi làm ngay được dẫn đến thu nhập không có. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề chế độ thai sản khi sinh con thứ 3 như sau:
Để xác định việc lao động nữ sinh có được hưởng chế độ thai sản không sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Sinh con thứ 3 lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo theo quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không có điều kiện quy định về số lần sinh con hưởng chế độ thai sản. Theo đó lao động nữ sinh con thứ 3 hoặc sinh con thứ 4, thứ 5… đều sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Chế độ thai sản bao gồm:
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ khám thai: được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Nghỉ 10 ngày đến 50 ngày tùy từng trường hợp cụ thể.
- Thời gian hưởng nghỉ chế độ khi sinh con tối đa là 6 tháng
- Tiền trợ cấp thai sản
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi
- chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không theo quy định? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Sinh con thứ 3 có được nhà nước hỗ trợ không theo quy định?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang thổ cư … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức hưởng trợ cấp thai sản được tính như sau:
Mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ .
Thời gian nghỉ thai sản tối đa 6 tháng.
Thời gian nghỉ việc hưởng thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ không được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
– Lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mang thai thì sẽ được hưởng chế độ khám thai, sẩy thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
– Lao động nữ sinh con sẽ được thanh toán tiền thai sản nếu tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định:
Trường hợp thông thường: Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp từng nghỉ thai yếu: Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai, triệt sản.
– Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi sản.
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.