Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định mới?

bởi PhamThanhThuy
Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định mới?

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay quy định về vấn đề sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu như thế nào? Tôi cưới vợ đến nay cũng đã được một năm. Tôi và vợ có ý định ra sống riêng và tách sổ hộ khẩu nhưng không biết thủ tục như thế nào? Sổ hộ khẩu và sổ hộ tịch hiện nay có phải là một hay không? Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định mới? Xin làm sổ hộ khẩu bao lâu thì được cấp? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Sổ hộ tịch là gì?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014 có định nghĩa như sau:

‘Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.’

Các sự kiện hộ tịch được ghi nhận trong sổ hộ tịch bao gồm:

1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

a) Khai sinh;

b) Kết hôn;

c) Giám hộ;

d) Nhận cha, mẹ, con;

đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

e) Khai tử.

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;

c) Xác định lại giới tính;

d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

e) Công nhận giám hộ;

g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định mới?
Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định mới?

Sự khác nhau giữa sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu như thế nào?

Hộ tịch: Sổ sách đăng ký mối quan hệ lệ thuộc – Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, trang 408, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1991

Hộ: Nhà, đơn vị để quản lý dân số hộ khẩu, hộ tịch, trang 181 (SĐD)

Khẩu: Mồm, miệng từng đơn vị riêng lẻ (để ăn uống). Nhân khẩu. trang 202  (SĐD)

Sổ hộ tịch là sổ ghi nhận sự kiện pháp lý của một người từ khi sinh ra đến khi mất đi. Sổ hộ tịch sẽ do cán bộ tư pháp – hộ tịch của UBND xã, phường, thị trấn; UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Sổ hộ khẩu là sổ ghi nhận lại số người có trong một hộ gia đình, làm căn cứ ghi nhận các thông tin hộ tịch của cá nhân. Nội dung cơ bản của sổ hộ khẩu bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD, quan hệ với chủ hộ, …. Sổ hộ khẩu hiện nay do hộ gia đình tự lưu trữ và bảo quản, trường hợp có mất hoặc hỏng hoặc rách, nát, … thì có quyền yêu cầu bộ phận tư pháp hộ tịch tại UBND nơi thường trú cấp lại sổ.

Trình tự, thủ tục bổ sung hộ tịch được quy định như thế nào?

Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Theo quy định tại Điều 29 và khoản 2 Điều 47 Luật Hộ tịch thìtrình tự, thủ tục bổ sung hộ tịch được áp dụng thống nhất cho cả cấp huyện và cấp xã, cụ thể như sau:

1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.

Thủ tục thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu hiện nay ra sao?

Bước 1– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2– Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn (nếu là xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh) để làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và hẹn công dân thời gian trả kết quả.

* Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của cơ quan có thẩm quyền thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải đến nộp hồ sơ điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.

* Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan đăng ký cư trú về việc điều chỉnh sổ hộ khẩu do thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà, công dân có trách nhiệm đến để làm thủ tục điều chỉnh.

Bước 3– Nhận lại sổ hộ khẩu (đã điều chỉnh) tại trụ sở Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh:

Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí. (trừ trường hợp được miễn). Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả Sổ hộ khẩu cho người đến nhận kết quả.

Thời gian trả hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định mới?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Luật sư tư vấn thừa kế. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

 Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú của công dân là ở đâu?

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan Công an sau đây: Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Điều 9, Thông tư 52/2010/TT-BCA, quy định về thẩm quyền của các cơ quan đăng ký thường trú: Công an cấp huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố trực thuộc tỉnh; Công an xã, thị trấn có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.

Hiện nay có mấy cách sử dụng thông tin của công dân thay cho sổ hộ khẩu?

Có 7 cách sử dụng thông tin của công dân thay cho sổ hộ khẩu: Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân có gắn chip; sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân; tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; sử dụng ứng dụng VNeID; sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú; sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư

Bỏ sổ hộ khẩu, thủ tục đăng ký khai sinh có gì khác?

Theo quy định hiện hành thì hồ sơ khi làm đăng ký khai sinh cho con như sau:
Giấy tờ phải nộp:
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu được ban hành theo Thông tư 04/2020/TT-BTP;
– Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh (khoản 2 Điều 16 Luật hộ tịch 2014).
Giấy tờ phải xuất trình:
Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 nghị định 123/2015)

Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Điều 13, Luật Hộ tịch 2014 quy định cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm