Soạn thảo mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam

bởi Bảo Nhi
Soạn thảo mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành nội địa đây là hoạt động xây dựng, tổ chức và bán những chuyến du lịch cho khách du lịch nội địa tại nước chúng ta cho cả người dân lẫn các du khách nước ngoài. Trước khi được cấp giấy phép lữ hành do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho một công ty du lịch để công ty có đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hoặc lữ hành nội địa thì trước tiên công ty du lịch cần phải soạn một mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại nước ta. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Giấy phép lữ hành nội địa là loại giấy phép được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nội địa. Chức năng của nó là bảo đảm tính pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua việc phát triển ngành công nghiệp du lịch.

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Soạn thảo mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại Việt Nam
  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Doanh nghiệp có đang ký kinh doanh dịch vụ lữ hành)
  2. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng. Đây là điểm mới mà Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.
  3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch thì quy định về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:
    1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
    2. Quản trị lữ hành;
    3. Điều hành tour du lịch;
    4. Marketing du lịch;
    5. Du lịch;
    6. Du lịch lữ hành;
    7. Quản lý và kinh doanh du lịch.
    8. Quản trị du lịch MICE
    9. Đại lý lữ hành
    10. Hướng dẫn du lịch
    11. Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở  giáo dục ở Việt Nam đào tạo  và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
    12. Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:

  1. Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
  2. Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  3. Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, tour du lịch cho khách du lịch nội địa tại Việt Nam.
  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử.
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành mới cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi.
  • Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch.
  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch.
  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng.
  • Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch.
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả.
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Thẩm quyền cấp giấy phép lữ hành tại Việt Nam

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam như sau:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lữ hành nội địa

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa sẽ là Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh/thành phố nới doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

Ví dụ: Công ty A đăng ký trụ sở chính lại Hà Nội sẽ do Sở văn hóa thể thao du lịch Hà Nội cấp giấy phép lữ hành.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lữ hành quốc tế

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ là Tổng cục du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thông tin chi tiết như sau:

Tổng cục du lịch

Địa chỉ: Số 80 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Email: contact@vietnamtourism.gov.vn

Lệ phí xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Lệ phí xin giấy phép lữ hành là khoản phí cần nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động.

Lệ phí xin giấy phép lữ hành được quy định chi tiết tại điều 4 của Thông tư 33/2018/TT-BTC như sau:

– Lệ phí cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép;

– Lệ phí cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;

– Lệ phí cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xin cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được không?

Nếu như giấy phép kinh doanh bị mất hoặc hư hỏng có thể làm theo quy trình sau để xin cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa:
– Gửi đơn đề nghị cấp lại (theo mẫu) đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
– Trong vòng 05 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho bạn.
Nếu như không được cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, thì phía cơ quan cấp giấy phép sẽ thông tin bằng văn bản đến cho bạn và sẽ nêu rõ lý do.

Thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn bao lâu?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 58 Luật Du lịch 2017 thì thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm